Free Shipping on orders over US$39.99 How to make these links

Chim Sâu Ăn gì? Chim bay vào nhà là ĐIỀM gì? Cách nuôi chim CHUẨN – Top1Pet

Chim Sâu Ăn gì? Chim bay vào nhà là ĐIỀM gì? Cách nuôi chim CHUẨN – Top1Pet

Chim sâu, loài chim vô cùng thân thuộc với đại đa số người Việt Nam. Những chú chim này không chỉ có ích đối với sản xuất nông nghiệp, chúng còn có bộ lông cùng tiếng hót vô cùng hay.

Contents

1. Chim sâu là chim gì?

Chim sâu mặc dù là dòng chim có kích thước nhỏ, nhưng chúng lại là trợ thủ đắc lực trong việc bắt sâu giúp người nông dân.

Không chỉ có vậy, ngày nay dòng chim này được rất nhiều người nuôi để làm cảnh. Dưới đây là tổng hợp đầy đủ nhất thông tin về những chú chim nhỏ bé này.

2. Nguồn gốc chim sâu

Chim sâu hay còn được gọi với tên chim chích bông. Chúng được nhà động vật học Bonaparte đặt tên vào năm 1853 với tên gọi khoa học bằng tiếng anh là Dicaeidae.

Hình ảnh chim sâu

Dòng chim này là một họ nhỏ thuộc bộ Sẻ. Hiện nay có khoảng 44 – 48 loài chim sống đang sinh sống và phân bố ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

3. Đặc điểm con chim sâu

Chim sâu được xếp vào dòng những chú chim có kích thước nhỏ nhất trên thế giới. Khi trưởng thành chúng chỉ nặng từ 5.5 – 12 gam, chiều dài cơ thể dao động từ 10 – 18cm.

  • Thân hình của chim khá tròn, tỷ lệ giữa đầu – thân – đuôi rất cân đối.
  • Phần đầu tròn, đôi mắt tròn to đen nhánh.
  • Chiếc mỏ ngắn, nhỏ, nhọn, cứng và hơi cong xuống.
  • Chiếc lưỡi dài, hình ống nhọn – điều này giúp cho giọng hót của chim cao và trong hơn rất nhiều.
  • Chiếc cổ to, ngắn và rất tròn.
  • Phần thân lớn, ngực nở và bề ngang của lưng rất rộng.
  • Chiếc đuôi của chúng rất ngắn và tròn.
  • Đôi chân gầy, cao và rất cứng.

chim sâu xanh

Bàn chân của chúng thường có 4 ngón, 3 ngón đằng trước và 1 ngón đằng sau cùng với những chiếc móng vuốt vô cùng sắc nhọn.

Bộ lông của chim sâu rất dài và được chia làm 2 lớp. Lông bên trong là lớp lông vũ mềm rất mượt. Lớp lông bên ngoài thường dài và dày hơn rất nhiều.

Màu lông đặc trưng của chúng là màu xanh lá bóng mượt. Đối với chim đực trên đầu thường có màu lông khác biệt như màu đỏ hoặc đen (tùy thuộc vào từng dòng).

4. Phân biệt chim sâu trống và mái như thế nào?

Về ngoại hình, chim đực và chim cái gần giống nhau. Nếu quan sát kĩ các bạn có thể thấy phần đầu chim đực có màu rực rỡ hơn chim cái.

hình ảnh chim sâu

Lông ngực chim đực có màu đen đậm, chim cái màu xám. Lông đuôi chim trống có 2 sợi rất dài nhô lên, còn những chú chim mái không có đặc điểm này.

5. Đặc tính của chim sâu

Chim sâu mặc dù có thân hình nhỏ bé nhưng chúng vô cùng nhanh nhẹn. Khả năng bay nhảy của chúng rất linh hoạt.

Ngoài khả năng bắt sâu, đôi mắt tinh anh nhanh nhẹn, chim sâu hót cũng rất hay. Chúng có thể hót trong nhiều giờ liền, chúng còn có khả năng vừa bay nhảy vừa hót.

Hệ tiêu hóa của chim được cấu tạo rất đặc biệt, chúng có thể ăn được mọi loại thức ăn kể cả quả mọng nước như cam.

Theo như nghiên cứu, một số cá thể chim có thể mang song giới. Vừa là trống và cũng vừa là chim mái.

6. Tập tính sinh sản của chim sâu

Thời gian sinh sản của chim gần như diễn ra quanh năm, nhiều nhất vẫn là mùa xuân và đầu mùa hạ. Khi đến mùa kết đôi, chim sâu sẽ đi thành cặp 1 đực và 1 mái.

Chúng sẽ cùng nhau làm tổ treo trên các cành cây hoặc gác mái nhà. Tổ của chim được làm thành hình bọng, kết cấu từ rơm, cành cây nhỏ, lá khô và lông của chúng.

tiếng chim sâu đầu đỏ

Một lần sinh sản, chim sâu có thể đẻ được từ 1 – 4 quả trứng. Trứng được chim bố và chim mẹ ấp trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ nở thành con non.

Chim non khi mới sinh ra mắt thường chưa mở được, không có lông, chưa di chuyển được, chỉ nằm đợi chim bố mẹ kiếm thức ăn về mớm.

Sau khoảng 15 ngày, chim non mọc đầy đủ lông cánh, học được kỹ năng sinh tồn và có thể rời tổ.

7. Môi trường sống của chim sâu

Họ chim sâu được coi là dòng chim bản địa của khu vực châu Á. Chim sống chủ yếu ở khu vực miền Nam châu Á và Australia.

Tại Việt Nam, dòng chim này được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh thành, chủ yếu là những tỉnh chuyên canh tác nông nghiệp như đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

8. Phân loại các dòng chim sâu

Chim sâu có rất nhiều dòng, chúng phân bổ trải dài khắp các quốc gia. Dưới đây là một số dòng chim sâu phổ biến và thường gặp nhất tại Việt nam.

Chim sâu đầu đỏ

Chim sâu đầu đỏ tên khoa học Dicaeum trochileum, đặt tên bởi Sparrman vào năm 1789.

Dòng chim này có nguồn gốc từ Indonesia, chúng chỉ sinh sống ở khu vực rừng ngập mặn, nhiệt đới ẩm hoặc vùng cận nhiệt đới.

chim sâu đầu đỏ

Giống chim này có phần lông đầu, cổ rất đặc biệt – có màu đỏ rực ở cả chim đực và chim cái. Chiếc mỏ nhọn và đen. Phần lông đuôi có hình vuông và rất dài.

Chim sâu xanh

Dòng chim này là dòng chim phổ biến nhất. Chúng có miêu tả giống với đặc điểm chung của họ chim sâu.

Toàn bộ cơ thể của chúng có màu xanh non, phần lông cánh và lông đuôi cứng và hơi pha màu đen.

Chim sâu ngực đỏ

Tên khoa học của dòng chim này Dicaeum ignipectus, được miêu tả và đặt tên vào năm 1843.

Chim sâu ngực đỏ

Chim sâu ngực đỏ có phần đầu màu nâu đen, ngực màu đỏ cam và có một sọc đen chính giữa ngực.

Phần lông cánh và đuôi hơi có màu xanh pha đen, lông ngực và bụng có màu xanh cốm pha vàng. Loài chim này sinh sống chủ yếu ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Chim sâu vàng

Tên khoa học của dòng chim này Dicaeum aureolimbatum, đặt tên bởi wallace vào năm 1865. Dòng chim này có màu sắc giống với chim sâu đầu xanh.

Tuy nhiên, phần hông và má của chúng có màu vàng tươi rất nổi bật. Chúng phân bổ nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á.

con chim sâu

Ngoài những dòng trên, còn rất nhiều loài chim sâu đẹp: chim sâu dừa, chim sâu lát (chim sâu lúa – sâu lác), xanh tím, cebu…

9. Cách nuôi chim sâu

Chim sâu là loài chim sống trong môi trường tự nhiên có sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, khi cho chúng vào môi trường nuôi nhốt, các bạn cần chú ý một số điều sau:

Tổ nuôi chim sâu

Chuồng nuôi cho chim nên sử dụng loại chuồng làm bằng tre hoặc nứa. Chuồng nuôi phải có đủ cóng nước, cóng thức ăn và giá để chúng đậu.

cách nuôi chim sâu đầu đỏ

Kỹ thuật nuôi đóng vai trò quyết định tới sức khỏe của chim. Các bạn nên lắp thêm vải nhung màu đen hoặc đỏ để che nắng vào mùa hè và chắn gió vào mùa đông cho chim.

Nên treo chuồng ở những nơi thoáng mát, có ánh nắng nhẹ chiếu vào. Điều này giúp chim dễ dàng tắm nắng và phát triển về cơ và xương.

Chim sâu ăn gì?

Nghe đến tên của loài chim này, chắc chắn các bạn cũng đã hình dung ra thức ăn của chúng chỉ yếu là các loài sâu.

Loài sâu yêu thích nhất của chúng là sâu rau xanh, sâu quy và sâu gạo. Bên cạnh đó, người nuôi có thể kết hợp cho chúng ăn thêm cào cào, châu chấu và trứng kiến.

Để bổ sung thêm dưỡng chất cho chim, các bạn cho chim ăn kèm thêm cám, các loại hạt như kê, ngũ cốc xay, đậu phộng xay nhỏ…

chim sâu ăn gì

Nếu như các bạn đang nuôi một chú chim non, khi đến bữa ăn các bạn phải đút cho chúng.

Đối với chim trưởng thành, 1 ngày chỉ ăn khoảng  2 – 3 bữa, nhưng chim non phải cho ăn khoảng 10 bữa với lượng thức ăn nhỏ.

Các bạn cho chim non ăn với chế độ như này trong khoảng 1 tháng (đến khi chúng mọc đủ lông thì bắt đầu cho ăn chế độ của chim trường thành).

10. Chim sâu bay vào nhà là điềm gì?

Chắc hẳn từ khi còn nhỏ, các bạn đã từng được nghe câu “đất lành chim đậu”. Ý nghĩa của câu này muốn chỉ việc chim bay đến nhà là điều tốt lành.

Khi những chú chim bay vào nhà và hót vang, báo hiệu sự an lành, thuận lợi cho gia đình.

Tuy nhiên, không phải lúc nào và giống chim nào bay vào nhà cũng là điềm tốt.

chim sâu bay vào nhà

Khi chim khách, chim sẻ, chim sâu bay đến nhà và hót vang là điềm tốt.

Những dòng chim như chim lợn, chim cú mèo, quả hoặc ngay cả chim sẻ và chim sâu bay đến nhà mà bị chết cũng đem lại những vận xui cho gia đình (trong cả cuộc sống, công việc hoặc cũng có thể gia đình bạn sắp có người mất).

Nếu thấy trường hợp này, các bạn có thể rắc muối gạo đuổi đi (phong tục của người xưa để xua đuổi vận đen).

11. Kinh nghiệm lựa chọn chim sâu đẹp? 

Chim sâu rất phổ biến tại các tỉnh đồng bằng, các bạn có thể dễ dàng bẫy hoặc đặt mua tại các cửa hàng chim cảnh.

Dưới đây là một số lưu ý khi mua chim sâu.

cách nuôi chim sâu xanh

Các bạn nên nuôi những chú chim non, ít tháng tuổi (nên nuôi chim tầm 3 tháng tuổi), như vậy sẽ dễ chăm sóc và dễ dàng huấn luyện hơn rất nhiều.

Khi đi mua chim, các bạn cần nghiên cứu xem đó là dòng chim sâu gì. Sau đó quan sát tình trạng của chúng.

Nên chọn những chú chim có lông đều màu, bóng mượt, đầu to, hốc mắt sâu, không dị tật, đôi chân chắc khỏe, hót nhiều….

12. Chim sâu giá bao nhiêu tiền 1 con?

Chim sâu có mức giá khá rẻ, phù hợp với đại đa số những người nuôi chim. Trung bình, một chú chim sâu có giá từ 200.000 – 2.500.000 đồng/con.

Mức giá này tùy thuộc vào giống, độ tuổi và giọng hót của chim.

13. Mua, Bán chim sâu ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm

Hiện trên địa bàn các thành phố lớn như Hà nội, Tp Hcm có rất nhiều của hàng chim cảnh chuyên buôn bán chim sâu.

giá bán chim sâu xanh

Nếu bạn muốn mua một chú chim sâu độc, lạ thì sẽ mất thời gian tìm mua hơn. Còn nếu mua chim bình thường thì dễ dàng hơn rất nhiều.

Bài viết này là tổng hợp chi tiết, đầy đủ thông tin về loài chim sâu. Để khám phá thêm nhiều loài chim khác, các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong các chuyên mục lần sau nhé.

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

TOP1 - Top1Vietnam.vn - No1Vietnam.vn - Top1List - Top1Index - Top1BrandVietnam.vn - Top1 Phát Triển Thương Hiệu
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart