Free Shipping on orders over US$39.99 How to make these links

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân vừa ngon vừa dễ nẫu 10/09/2021 -Top1Kids

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân vừa ngon vừa dễ nẫu 10/09/2021 -Top1Kids

Khi bé nhà bạn bước sang tháng thứ 6 cũng là lúc mẹ đang loay hoay tìm kiếm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân nhanh và ngon miệng. Để giúp các mẹ không mất nhiều thời gian tìm kiếm Hà xin chia sẻ những thực đơn ăn dặm dành cho các bé từ 6 tháng tuổi dễ làm mà lại giàu dưỡng chất. Các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé nhà mình.

 

Contents

Nguyên tắc ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi.

Ngày nay có nhiều phương pháp ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo như: Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm kết hợp truyền thống và kiểu Nhật, ăn dặm BLW tự chỉ huy. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm vượt trội riêng với cách chế biến và áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào thì mẹ cũng phải ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau đây.

1. Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày

2. Lượng sữa bột/sữa mẹ: Mẹ cho bé ăn theo nhu cầu của bé

3. Độ thô của thực phẩm: Thực phẩm cho bé ăn dặm 6 tháng phải được nghiền nhuyễn.

4. Nên cho bé làm quen thứ tự các loại thực phẩm từ nhóm I, nhóm II, nhóm III

  • Nhóm I: Chủ yếu là bột ngũ cốc (Có thể bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)
  • Nhóm Ⅱ:  Rau củ, quả (Cà rốt, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, chuối, bơ)
  • Nhóm Ⅲ:  Thịt nạc lợn, thịt nạc gà, thịt cá trắng.

5. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần chế biến từ loãng đến đặc dần: hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn non nớt, tuyến nước bọt chưa đủ Enzim để tiêu hóa được hết các loại thực phẩm và thực phẩm chế biến đặc nên mẹ cần cho bé làm quen từ loãng rồi đặc dần. Mẹ có thể bắt đầu bằng 1 -2 thìa bột với lượng nước sao cho đặc như nước cơm rồi tăng dần lên sau 3-4 hôm ½ thìa. Cứ như vậy tăng dần chứ không được cho bé ăn quá đặc khi mới bắt đầu.

6. Ăn từ ít đến nhiều: Do hệ tiêu hóa còn yếu nên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ làm cho bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.

7. Ăn từ vị ngọt đến vị mặn: Hãy cho bé tập quen với bột ngọt trước rồi sau đó mới tới bột mặn.

Thành phần dinh dưỡng cần thiết khi xây dựng thực đơn ăn dặm 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là giai đoạn bé sẽ được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Mặc dù lúc này sữa vẫn là thực phẩm chiếm hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày.

Mẹ cần lưu ý thực phẩm dành cho bé ăn dặm 6 tháng  cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là: Chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhằm cho bé một sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não.

Ngoài ra, chất xơ cũng rất quan trọng, nó góp phần vào hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ có thể thực hiện phương pháp “tô màu bát bột” bằng cách thay đổi thành phần các loại rau củ có nhiều màu sắc như: màu xanh lá của rau, màu đỏ của cà chua, màu cam cà rốt, bí đỏ,…

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Khi mẹ nhận thấy bé nhà mình có những dấu hiệu sau đây là chứng tỏ bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm:

  • Bé có thể tự ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ
  • Bé hợp tác ăn, không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng, hay từ chối thức ăn khi mẹ đút ăn.
  • Bé bắt đầu sẵn sàng tập nhai bất kì thứ gì khi mẹ cho vào miệng
  • Bé biết dùng tay để nắm bất cứ cái gì bé thấy và cho vào miệng gặm.
  • Bé rất thích thú và háo hức tham gia vào bữa cơm của gia đình

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, phát triển tốt

1. Cháo cà rốt nghiền.

Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.2

Khi bắt đầu ăn dặm mẹ cần cho bé ăn cà rốt nghiền để tráng ruột hoặc giúp bé phát triển thị lực, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, cà rốt rất giàu beta – carotene rất có lợi cho sự phát triển của bé 6 tháng tuổi.

Nguyên liệu:

  • Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê
  • Cháo trắng: 2 thìa cà phê.

Cách nấu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món cháo cà rốt:

  • Mẹ nấu cháo gạo theo đúng tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó rây cho lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa cà phê.
  • Cà rốt mẹ đem rửa sạch, luộc hoặc hấp chín mềm rồi nghiền hoặc rây nhỏ
  • Trộn cháo với cà rốt và cho bé ăn.

2. Súp sữa bí đỏ.

Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.3

Bí đỏ là loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin A và muối khoáng, axit hữu cơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nguyên liệu: 

  • Bí đỏ: 20g
  • Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml

Cách nấu:

  • Bí đỏ mẹ có thể hấp hoặc luộc chín mềm, sau đó đem nghiền nhuyễn hoặc rây cho nhỏ mịn.
  • Nếu dùng sữa công thức thì pha theo đúng tỉ lệ quy định rồi cho bí đỏ nghiền vào
  • Nếu dùng sữa mẹ thì đun nhỏ lửa cùng với bí đỏ nghiền đến khi sôi là được.

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với cháo rau chân vịt.

Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.4

Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina rất giàu sắt, kali tốt cho sự phát triển của não bộ và quá trình tuần hoàn máu nhanh hơn. Ngoài ra, rau chân vịt còn giàu canxi và magie giúp hệ xương của bé cứng cáp hơn.

Nguyên liệu: 

  • Cháo trắng: 2 thìa cà phê
  • Rau chân vịt: 2-3 lá

Cách thực hiện:

  • Rau chân vịt rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó đem nghiền nhỏ.
  • Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 rồi cho vào rây, rây nhuyễn
  • Trộn cháo với rau vào rồi cho bé ăn luôn.

4. Súp khoai tây sữa.

Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.5

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món khoai tây sữa

Nguyên liệu:

  • Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
  • Khoai tây: ½ củ

Cách thực hiện:

  • Khoai tây mẹ đem rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ rồi luộc hoặc hấp chín.
  • Sữa pha theo đúng tỷ lệ, sau đó cho vào nồi nấu cùng khoai tây nhỏ lửa cho đến khi khoai chín mềm.
  • Cho hỗn hợp vào rây qua lưới hoặc xay cho mịn.

5. Khoai lang nghiền.

Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.6

Nguyên liệu:

  • Khoai lang: 1 củ nhỏ
  • Sữa hoặc nước: 60ml

Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món khai nghiền:

  • Khoai lang đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt nhỏ và ngâm qua nước cho bớt nhựa. Cho khoai vào nồi hấp/ luộc cho chín mềm
  • Khoai chín đem ra cho bay bớt hơi rồi rây cho mịn.
  • Có thể thêm nước hoặc sữa vào quấy trên lửa nhỏ cho khoai mềm và sánh lại là được.

6. Đậu hà lan nghiền.

 Nguyên liệu:

  • Đậu Hà Lan: 30g
  • Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml

Cách làm:

  • Đậu Hà Lan sau khi mua về đem rửa sạch, luộc chín mềm. Sau đó dùng thìa nghiền đậu rồi rây qua lưới cho bột mịn
  • Sữa công thức cần được pha theo đúng tỉ lệ quy định. Sau đó cho phần đậu nghiền và trộn đều cho hỗn hợp sánh mịn là bé có ngay bát đậu Hà Lan trộn sữa thơm ngon.

7. Bơ trộn sữa mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân.

Nguyên liệu:

  • Bơ chín: ¼ quả
  • Sữa mẹ/ sữa công thức: 50-60ml

Cách làm:

  • Bơ chín đem bỏ vỏ, thái lát mỏng rồi nghiền nhuyễn
  • Sau đó đem trộn với sữa, đánh đều cho bé ăn được luôn.

8. Cháo trắng – Hạt sen nghiền.

Nguyên liệu:

  • Hạt sen: 30g
  • Cháo trắng: 2 thìa cà phê
  • Bơ chín + sữa mẹ: vừa đủ

Cách làm cháo hạt sen thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ngon và bổ:

  • Hạt sen đem bỏ tâm, rồi luộc cho chín mềm. Sau đó, đem nghiền nhuyễn hoặc rây qua lưới cho mịn.
  • Sữa bột pha theo công thức, tỷ lệ quy định rồi trộn cùng với hạt sen nghiền.
  • Mẹ có thể tận dụng nước hầm hạt sen để nấu chè hoặc nấu nước dùng cho bé cũng được nhé.
  • Bơ nghiền mịn cùng với sữa cho bé ăn tráng miệng.

9. Cháo trắng – Cải bó xôi– Kiwi hấp.

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng: 2 thìa cà phê
  • Cải bó xôi: 3-4 lá
  • Kiwi vàng : ¼ quả

Cách làm:

  • Cháo nấu theo tỷ lệ 1 :10 rồi rây qua lưới cho mịn
  • Cải bó xôi rửa sạch, đem hấp chín và nghiền nhuyễn
  • Kiwi gọt nhỏ và nghiền nhuyễn.
  • Trộn cháo và rau bina rồi cho bé ăn. Kiwi ăn sau dùng để tráng miệng cho bé

10. Cháo trắng – Ngô ngọt hấp – Cà rốt hấp.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo kiểu Nhật

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng : 2 thìa cà phê
  • Ngô ngọt: 1 thìa cà phê
  • Cà rốt: 1 thìa cà phê

Cách làm:

  • Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 : 10 hoặc 1 : 9 rồi đem rây qua lưới cho mịn
  • Ngô và cà rốt đem luộc hoặc hấp riêng , sau khi chín đem nghiền mịn
  • Khi ăn thì cho cháo ra bát, cho ngô và cà rốt lên trên rồi đảo đều là được.

11. Cháo đậu que – Táo hấp nghiền.

Nguyên liệu: 

  • Đậu que: 2-3 quả
  • Cháo trắng : 2 thìa cà phê
  • Táo tươi: 1/8 quả

Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cháo và tráng miệng:

  • Cháo nấu theo tỷ lệ độ thô của bé rồi đem rây qua lưới cho mịn.
  • Đậu que đem rửa sạch, luộc chín mềm rồi nghiền nhỏ và rây qua lưới
  • Táo gọt sạch vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn
  • Múc cháo ra bát, cho đậu que nghiền lên trên rồi đảo đều cho bé ăn. Cho bé tráng miệng bằng táo hấp.

12. Cháo măng tây – Bơ dầm sữa mẹ 

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng: 2 -3 thìa cà phê
  • Măng tây: 2 ngọn
  • Bơ tươi: 1/8 quả
  • Sữa mẹ : 60ml

Cách làm:

  • Cháo nấu theo tỷ lệ phù hợp với độ thô bé ăn rồi đem nghiền hoặc rây cho mịn
  • Măng tây hấp chín mềm và rây qua lưới
  • Bơ chín gọt bỏ, thái lát dùng thìa nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa mẹ.
  • Múc cháo ra bát, cho măng tây vào trộn đều và cho bé ăn
  • Bé tráng miệng món bơ dầm sữa mẹ.

13. Chuối trộn sữa thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đơn giản

Nguyên liệu:

  • Chuối chín: nửa quả
  • Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml

Cách làm:

  • Dùng thìa để nghiền nát chuối, để mịn hơn mẹ nên rây qua lưới.
  • Sữa công thức pha đúng tỷ lệ rồi cho chuối vào trộn đều cho đến khi món ăn đạt độ sánh vừa bé ăn là được.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày theo kiểu Nhật

Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé 6 tháng của mẹ Nguyễn Thảo ở Hà Nội dưới đây nhé. Cách làm tương tự như các cách trên nhé.

Ngày 1, ngày 2: Cháo trắng tỷ lệ 1 :10 cùng nước ép Táo

Ngày 3: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với món cháo trắng 1:10, cà rốt nghiền, nước dashi.

Ngày 4 : Sữa và bơ

Ngày 5 : Cháo trắng 1: 10, cá bào rong biển, bí ngòi nghiền.

Ngày 6: Cháo củ cải, bí đỏ và nước Dashi.

Ngày 7: Ngô ngọt nghiền, cháo 1:10, susu.

Ngày 8: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với món cháo 1: 9, bí xanh và cải bó xôi.

Ngày 9: Khoai lang trộn sữa mẹ

Ngày 10: Cháo ngô bào tử.

Ngày 11: Cháo trắng 1: 9 có thêm dầu olive, nước dashi, rau ngót.

Ngày 12: Khoai tây trộn sữa mẹ.

Ngày 13: Cháo trắng 1: 9 có thêm dầu olive, bắp cải, cà chua

Ngày 14:  Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món súp kem gà phomai, táo và chuối nghiền sữa mẹ

Ngày 15: Cháo rau mầm cải ngọt, cà chua, nước ép đào

Ngày 16: Cháo củ cải đỏ, khoai lang tím, nước ép nho.

Ngày 17: Sữa bí đỏ cùng đậu Hà Lan.

Ngày 18: Cháo lòng đỏ trứng với giọt dầu olive, nước ép lê

Ngày 19: Cháo trắng dầu olive,cái chíp, hành tây, nước ép táo.

Ngày 20: Cháo cà rốt, dầu olive, đậu Hà Lan, lá dứa ngô, mận đen nghiền.

Ngày 21: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đổi bữa với bánh mỳ trộn sữa

Ngày 22: Cháo dầu óc chó, rong biển, hạt kê, bí đỏ.

Ngày 23: Cháo yến mạch, súp lơ xanh, bắp cải tím

Ngày 24: Cháo yến mạch, ớt chuông, súp lơ trắng, kale

Ngày 26: Cháo đậu xanh, rau má

Ngày 27: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món cháo rau mùng tơi, bí đao xanh.

Ngày 28: Cháo Yến mạch, khoai lang đu đủ hạt Chia

Ngày 29: Cháo đậu que, hành tây, phomai

Ngày 30: Súp bánh mỳ sữa, táo nghiền.

Những lưu ý khi nấu các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

Mặc dù để chế biến các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ không cần quá nhiều nguyên liệu và cầu kỳ nấu nướng. Tuy nhiên, mẹ cần nắm vững một số lưu ý sau đây:

Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo cho bé.

Khi nấu cháo cho bé, mẹ nên dùng nước nóng để giúp giữ được chất dinh dưỡng trong gạo. Việc dùng nước lạnh sẽ khiến các hạt gạo ngấm nước và trương lên kéo theo các chất dinh dưỡng bị nở ra và hòa tan.

Hơn nữa, việc dùng nước lạnh nấu cháo sẽ mất thời gian và làm cho hương vị của cháo bớt phần thơm ngon hơn.

Không nên đun cháo (hâm cháo) nhiều lần trong 1 ngày

Do bé 6 tháng tuổi lượng ăn còn rất ít, nên khi nấu cháo mẹ cần cân nhắc không nên nấu quá nhiều. Và nếu quá nhiều thì mẹ có thể rây nhỏ rồi bảo quản lạnh chứ không nên hâm lại cháo nhiều lần trong ngày.

Việc hâm cháo nhiều lần khi làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng sẽ làm cháo bay mất các chất vitamin và mất độ thơm ngon.

Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Việc lựa chọn rau củ theo mùa vừa đảm bảo độ tươi ngon, lại tránh được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản,…một cách tối đa nhất.

Tốt nhất, nếu có thể mẹ hãy lựa chọn những loại rau củ quả tự trồng hoặc trồng theo phương pháp hữu cơ không có thuốc thang gì cả.

Không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng.

Thực phẩm (nhất là thịt cá) được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh khi mẹ cần lấy ra chế biến cho bé thì tuyệt đối không được rã đông bằng nước sôi hay nhiệt độ phòng. Cách làm này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thực phẩm, nếu bé ăn phải dễ bị ngộ độc, tiêu chảy.

Hơn nữa, việc rã đông bằng nước nóng còn làm cho các chất dinh dưỡng bị bốc hơi và hao hụt đi, đồng thời làm giảm độ tươi ngon của thực phẩm.

Cách rã đông đúng nhất là trước khi chế biến mẹ đưa xuống ngăn mát tủ lạnh một buổi để thực phẩm có thời gian rã đông từ từ nhưng vẫn ở mức nhiệt giữ được tươi ngon.

Trên đây là những kiến thức về ăn dặm đồng thời gợi ý cho các mẹ nhữn

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

TOP1 - Top1Vietnam.vn - No1Vietnam.vn - Top1List - Top1Index - Top1BrandVietnam.vn - Top1 Phát Triển Thương Hiệu
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart