Free Shipping on orders over US$39.99 How to make these links

5 lễ hội ở Anh đình đám nhất định phải trải nghiệm khi đến đây – Top1Checkin

5 lễ hội ở Anh đình đám nhất định phải trải nghiệm khi đến đây – Top1Checkin

Anh được mệnh danh là đất nước “Mặt trời không bao giờ lặn”, nổi tiếng là xứ sở sương mù xinh đẹp. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm đặc sắc và tuyệt vời nhất. Một trong những nét đặc trưng nếu bỏ qua sẽ là một thiếu sót lớn trong hành trình du lịch đến với Vương Quốc xinh đẹp này đó chính là những lễ hội ở Anh vui nhộn, đầy màu sắc. Đây cũng là một trong những nét đẹp văn hóa của người Anh. Cùng Top1Checkin xem những lễ hội này có gì đặc sắc nhé!

Không chỉ mê hoặc lòng người bằng những tòa lâu đài nguy nga chỉ có trong truyện cổ tích, lễ hội Anh từ lâu cũng được biết đến là một trong những điểm đáng nhớ nhất ở Vương Quốc xinh đẹp này.

Contents

1. Lễ hội đuổi pho mát lăn

Lễ hội đuổi pho mát lăn ở Anh được mệnh danh là lễ hội có một không hai trên thế giới. Đây là một trong những lễ hội truyền thống và có tuổi thọ lâu đời tại Brockworth và cho đến hiện tại lễ hội kỳ quái này được đông đảo khách du lịch trên toàn thế giới đều muốn được một lần trải nghiệm khi đến với nước Anh. Lễ hội này thường được tổ chức vào mùa xuân trên khắp đất nước Anh, có ý nghĩa như  là một trong những hình thức ăn mừng mùa xuân.

Độc đáo như đúng với cái tên của lễ hội, trong ngày lễ này sẽ có một viên phomat khổng lồ nặng lên đến 4kg, tròn như cái bánh xe thả lăn từ ngọn đồi Cooper Hill ở Gloucester. Sau đó, sẽ có hàng trăm người cùng nhau đuổi theo viên phomat, người chiến thắng sẽ là người tóm được phomat trước khi nó chạm dưới chân đồi.

Xem thêm: Mua gì ở Anh? 10 món quà lưu niệm nhất định phải mua

checkin-facebook-Lễ hội ở Anh-top1index-top1list

Thường chỉ có khoảng chừng 20 người trụ được đến giây phát cuối cùng, đa phần đều bỏ cuộc giữa chừng do kiệt sức hoặc bị thương trong quá trình đuổi theo phomat. Nhân viên y tế và xe cấp cứu luôn sẵn sàng mọi lúc để hỗ trợ kịp thời cho những người tham dự. Mặc dù hàng trăm người lăn lộn đuổi theo một viên phomat, quần áo lấm lem, tay chân trầy xước nhưng bao trùm lên không khí lễ hội là những tiếng cười nói rộn ràng, vui vẻ.

checkin-facebook-Lễ hội ở Anh-top1index-top1list

Những tưởng phần thưởng sẽ là cái gì đó thật xứng đáng với công sức bỏ ra. Nhưng không, phần thưởng dành cho người thắng cuộc chỉ là một viên Phomat 4kg tượng trưng, nhưng họ vẫn đón nhận với niềm hân hoan, tham dự lễ hội với tinh thần vui là chính chứ hoàn toàn không màng đến phần thưởng. Cũng chính vì vậy, mà các lễ hội ở Vương Quốc xinh đẹp này càng thêm vui hơn gấp nhiều lần.

2. Lễ hội Guy Fawkes Night

Guy Fawkes Night là một lễ hội lớn ở Anh Quốc, được tổ chức trên toàn vương quốc Anh từ các con phố cho cho tới các con hẻm nhỏ đều rực rỡ pháo hoa khi đến ngày lễ hội này.

checkin-facebook-Lễ hội ở Anh-top1index-top1list

Guy Fawkes Night, cũng còn được gọi là Bonfire Night (đêm lửa), Fireworks Night (đêm pháo hoa) và Plot Night (đêm đốt kho thuốc súng), đây là một ngày lễ được tổ chức hằng năm tuy nhiên không phải là quốc lễ của Vương Quốc này (tối ngày 5 tháng 11). Lễ hội này có nguồn gốc sau đó lan nhanh sang các nước Nam Phi, New Zealand và Canada với ý nghĩa là tưởng niệm sự thất bại của một nhóm người cơ đốc có âm mưu đốt kho thuốc súng để lật đổ Quốc hội ở London nhưng bất thành.

checkin-facebook-Lễ hội Guy Fawkes Night-top1index-top1list

Vào ngày này, người ta thường đốt pháo và dựng các đống lửa lớn bên cạnh đó là các hình nộm tượng trưng cho các ông Fawkes – là người chủ mưu lật đổ Quốc hội. Trước ngày 5/11 hầu hết các trẻ con tại Anh đều có một hình nộm mang nó đi xin tiền những người lớn và thường nói rằng “Pey for the guy” (Cho ông người nộm mấy xu).

Cho đến hiện tại, đêm hội này chỉ có ý nghĩa là lễ hội cộng đồng, hoặc phục vụ cho khách du lịch hiểu hơn về đất nước Anh chứ không còn mang nhiều ý nghĩa về phân biệt chính trị, đảng phái nữa.

3. Lễ phục sinh (Easter)

Lễ phục sinh là một trong những ngày lễ lớn trên toàn thế giới nói chung và tại Anh nói riêng. Thường được gọi với tên là Easter, phỏng theo tên gọi của nữ chúa mùa xuân, thường được tổ chức vào kỳ xuân phân. Ngày nay, Lễ Phục Sinh là một trong ngày lễ quan trọng của nhà thờ Thiên Chúa có ý nghĩa như là tưởng nhớ sự hồi sinh của chúa Giê-su, thường được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 và 25 tháng 4 theo lịch của nhà thờ.

checkin-facebook-Lễ phục sinh (Easter)-top1index-top1list

Vào ngày lễ Phục Sinh, người ta thường dùng những quả trứng đã được nhuộm màu sắc lung linh, hoặc những quả trứng đã được trang trí hay làm bằng socola làm quà tặng cho nhau, những quả trứng này được gọi là Trứng Phục Sinh. Đó được coi là một biểu tượng cho sự hồi sinh, cho một cuộc sống mới.

checkin-facebook-Lễ phục sinh (Easter)-top1index-top1list

Sau nghi lễ tặng Trứng Phục Sinh, vào ngày Thứ Hai Phục Sinh (Easter Monday) sẽ diễn ra cuộc thi lăn trứng thường được tổ chức ở miền Bắc nước Anh. Trứng luộc cứng sẽ được thả lăn từ một cái dốc cao địa phương nào có quả trứng lăn xa nhất được xem là người thắng cuộc. Tuy nhiên, ở những vùng khác lại cho rằng những quả trứng không bị vỡ hoặc lăn qua được giữa hai cọc mới được xem là quả trứng giành chiến thắng.

checkin-facebook-Lễ hội ở Anh-top1index-top1list

Sau ngày Easter Monday sẽ là cuộc diễu hành phục sinh, đây là một trong những nghi thức được đông đảo người dân tham gia không chỉ là người trong nước mà cò là khách du lịch cũng tham gia để hòa vào không khí tưng bừng của ngày lễ Phục Sinh truyền thống. Những người tham gia diễu hành đội mũ hoặc mũ rộng vành có trang trí các loại hoa mùa xuân và giải mũ.

4. Lễ chào đón Năm mới

Năm mới của đất nước “Mặt trời không bao giờ lặn” thường diễn ra rất sôi động, bắt đầu bằng một cuộc liên hoan, hoặc ở cùng gia đình, có thể là tụ tập ở các quán pug (quán rượu) hoặc tới các club cùng bạn bè. Đến thời khắc chuông đồng hồ điểm giờ Giao Thừa đến cũng là phút giây náo nhiệt khi nhiều người quây quần, huýt còi, huýt sáo, hôn nhau và nâng cốc cùng chúc mừng năm mới sang.

checkin-facebook-Lễ chào đón Năm mới-top1index-top1list

Tính từ thời điểm giao thừa, người bước vào nhà đầu tiên sẽ là người mang đến sự may mắn của gia đình trong năm tới, ở Việt Nam người này hay còn gọi là người xông đất (First Footing). Theo tập tục của anh, người vào xông nhà thường sẽ mang theo một cục than, một ổ bánh mì và một chai rượu. Khi bước vào nhà, người này sẽ có nhiệm vụ là đặt cục than vào lò sưởi, đặt ổ bánh mì lên bàn và rót cho chủ nhà một ly rượu. Mọi người không ai được nói bất cứ điều gì vào lúc này tới khi người xông nhà nói “Chúc Mừng Năm Mới”. Người xông nhà phải đi vào cửa trước và ra bằng cửa sau.

5. Boxing Day

Boxing Day được tổ chức vào ngày 26 tháng 12 (ngày nhận quà mừng) vào ngày này những người buôn bán thường nhận được một hộp quà mừng (Christmas Box), trong hộp quà thường có một ít tiền tượng trưng ý nghĩa như sự tượng trưng chúc mua may bán đắt trong suốt một năm.

checkin-facebook-Boxing Day-top1index-top1list

Ngày này cũng thường là ngày đi thăm họ hàng, anh chị em hay tổ chức các cuộc ăn chơi, hoặc tổ chức các trận bóng đá hay các môn thể thao khác. Boxing Day là ngày nghỉ lễ của các cửa hàng và ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay một số cửa hàng ở Anh đã phá lệ khi đến ngày Boxing Day vân mở hàng để phục vụ các vị khách muốn tiêu tiền trong dịp lễ Giáng Sinh.

checkin-facebook-Boxing Day-top1index-top1list

Lễ Hội Anh là một trong những trải nghiệm mà bạn không thể bỏ lỡ khi vi vu đến xứ sở sương mù. Nhất định bạn sẽ tận hưởng được những phút giây thư giãn đúng nghĩa, đắm chìm trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội khi đến với Anh Quốc.

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

TOP1 - Top1Vietnam.vn - No1Vietnam.vn - Top1List - Top1Index - Top1BrandVietnam.vn - Top1 Phát Triển Thương Hiệu
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart