[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]
Free Shipping on orders over US$39.99 How to make these links

Digital Product #3: Bài học từ hành trình xây sản phẩm số của SSI và Product Partner GEEK Up (Phần 2) – Top1Brand

Digital Product #3: Bài học từ hành trình xây sản phẩm số của SSI và Product Partner GEEK Up (Phần 2) – Top1Brand

“Công nghệ ứng dụng trong sản phẩm số liên quan mật thiết đến hệ thống của SSI và kết nối với nhiều sàn giao dịch. Chính vì thế, SSI chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu và hệ thống tài chính. Còn GEEK Up quản lý toàn bộ phần từ hệ thống đến người dùng cuối”.

Đó là chia sẻ của anh Trần Kim Minh – Project Manager, Product Development & Engineering, SSI và anh Châu Đinh – Senior Product Consultant, GEEK Up trong số thứ 3 của series Digital Product.

Digital Product là series được thực hiện bởi Brands Vietnam và GEEK Up, dưới sự dẫn dắt của anh Hứa Thái Đạt – Founder & CEO của CASK. Đây là chuỗi nội dung đào sâu vào vai trò và cách thức phát triển sản phẩm số, nhằm mang chủ đề Product Development đến gần hơn với những người đọc quan tâm đến Digital Transformation & Business Innovation.

* Anh Đạt: Trong buổi chia sẻ trước, chúng ta biết được sau khi hiểu rõ bối cảnh, SSI và GEEK Up đã bắt tay lên Concept và Product Roadmap. Vậy sau khi có được sự thống nhất, bước tiếp theo là gì?

Anh Châu: Ở giai đoạn ấy, hai bên sẽ làm rõ vai trò của từng đơn vị trong những giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt trong trường hợp sản phẩm số ngành chứng khoán có sự kết nối sâu với hệ điều hành cốt lõi của doanh nghiệp, nên cần sự hỗ trợ chuyên môn từ In-house Team. Do đó ở các khâu kế tiếp, vai trò chủ yếu của In-house Team SSI là lập trình, còn phân tích và thiết kế sản phẩm sẽ do GEEK Up đảm nhiệm.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phẩm số tạo ảnh hưởng là giải quyết được kỳ vọng của người dùng. Do đó, sau khi lên Concept và Product Roadmap, hai bên sẽ thiết kế trải nghiệm số của người dùng cuối (User Journey Map). Quá trình này bắt đầu từ việc xác định chân dung người dùng (User Persona). Bên cạnh thu thập các thông tin cơ bản như nhân khẩu học, hành vi, địa lý, tâm lý, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối tượng mục tiêu. Kết hợp insight từ những buổi phỏng vấn với insight mà In-house Team của SSI cung cấp, chúng tôi có thể phác hoạ được chân dung người dùng (User Persona) một cách chính xác hơn.

Kết quả từ giai đoạn này sẽ hỗ trợ việc đưa ra quyết định về thiết kế, luồng tương tác sao cho đáp ứng kỳ vọng hay giải quyết vấn đề của người dùng. Chẳng hạn, khi đặt hàng qua e-Commerce, mục tiêu của người dùng là đặt được hàng nhanh chóng, và thanh toán dễ dàng, có thông tin đơn hàng rõ ràng. Như vậy, luồng tương tác trong sản phẩm số cần đáp ứng được các tiêu chí nhanh, gọn và minh bạch.

Anh Minh: Đội ngũ SSI ấn tượng với cách GEEK Up xử lý khối lượng thông tin khá lớn mà In-house Team tổng hợp trước đó. Không những vậy, GEEK Up chủ động phối hợp cùng SSI phỏng vấn người dùng để kiểm tra lại các giả định chưa chắc chắn. Từ đó, team thiết kế được User Journey Map rõ ràng cả về cảm xúc của người dùng và vòng đời của họ trên ứng dụng.

Bước sang giai đoạn thiết kế, đội ngũ hai bên làm việc cuốn chiếu để có thể hoàn thành thiết kế sản phẩm trong thời hạn khoảng 2 tháng. Dù thời gian gấp rút nhưng quá trình diễn ra khá suôn sẻ, nhờ trước đó, GEEK Up đã trình bày tường tận phương pháp triển khai cũng như kết quả dự tính ở mỗi giai đoạn.

Sau đó, hai bên thống nhất được wireframe và đi vào thiết kế chi tiết giao diện. Theo tôi, đẹp mắt thôi chưa đủ, mà giao diện còn phải thể hiện được những chức năng nổi bật và thân thiện với người dùng. Để đảm bảo giao diện phù hợp với các bên liên quan, GEEK Up luôn đưa ra nhiều sự lựa chọn khác nhau rồi tham khảo ý kiến của SSI, và kiểm tra lại với người dùng. Ví dụ, GEEK Up đề xuất các moodboard khác nhau nhằm giúp làm rõ tâm trạng và cảm xúc mà các bên mong đợi sản phẩm số mang lại.

Sau giai đoạn thiết kế, vòng đời sản phẩm phát triển liên tục và độ phức tạp cũng tăng dần lên. Lúc này, SSI cần đến sự hỗ trợ sâu hơn từ GEEK Up vào khâu lập trình và phát triển sản phẩm.

Có thể nói lúc bấy giờ, GEEK Up là đối tác làm sản phẩm số đầu tiên của SSI có thể hoàn thành các khâu đòi hỏi năng lực chuyên môn cao trong thời gian ngắn. Khả năng này giúp bù đắp phần năng lực mà In-house Team chưa sẵn sàng, cũng như giúp đội nhà theo kịp tiến độ quá trình làm sản phẩm số.

Nguồn: steprimo

* Anh Đạt: Có thể thấy việc hiểu rõ người dùng là rất quan trọng giúp tạo tiền đề cho các giai đoạn xây dựng sản phẩm sau này. Anh Minh hãy chia sẻ một vài điều thú vị trong quá trình phỏng vấn, tìm hiểu người dùng mục tiêu?

Anh Minh: Thú thật, những người làm trong ngành chứng khoán lâu năm như tôi sẽ có nhiều giả định (assumption) và thiên kiến (bias) về hành vi người dùng. Chính vì thế, việc phối hợp với các đơn vị Product Partner giúp loại bỏ sự thiên kiến, giả định; từ đó, việc nhìn nhận và đánh giá thông tin cũng đa chiều hơn.

Qua mỗi cuộc phỏng vấn, GEEK Up giúp SSI hiểu hơn về yêu cầu mới ở người dùng. Và có hiểu được sự đa dạng trong nhu cầu của người dùng, chúng tôi mới có thể vạch ra chiến lược kinh doanh, sản phẩm phù hợp. Hơn cả, khi hiểu rõ nguồn gốc hình thành nên thiết kế sản phẩm, thì việc tiến hành nghiệm thu sau này cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Có thể nói, đó là lần đầu tiên SSI hiểu được cảm giác của một quan hệ đối tác đồng hành sát sao. Hai team cộng tác ăn ý, chặt chẽ và cùng nhắm đến mục tiêu chung là tạo ra một sản phẩm có ảnh hưởng tích cực cho người dùng, đáp ứng kỳ vọng kinh doanh của tổ chức.

* Anh Đạt: Sau khi hoàn thành bảng thiết kế, chúng ta bước sang khâu hiện thực hoá sản phẩm (Product Implementation). Sự phối hợp của GEEK Up và SSI diễn ra như thế nào trong giai đoạn này?

Doanh nghiệp và Product Partner cần đảm bảo thấu hiểu năng lực của nhau, cùng chia sẻ tầm nhìn sản phẩm, để có thể xây dựng sản phẩm số đáp ứng được kỳ vọng bài toán kinh doanh đã đề ra.

Anh Châu: Công nghệ ứng dụng trong mảng chứng khoán liên quan mật thiết đến hệ thống của SSI và kết nối với nhiều sàn giao dịch. Đó là chưa kể đến độ phức tạp về mặt giao dịch và thanh toán diễn ra đồng thời. Chính vì thế, SSI tiếp tục cung cấp thêm cho GEEK Up các insight, kiến thức về hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nội bộ và ngành chứng khoán. Đồng thời, SSI chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu và hệ thống tài chính. Còn phía GEEK Up, chúng tôi quản lý toàn bộ từ hệ thống lõi đến người dùng cuối. Chẳng hạn, GEEK Up đảm nhận hiện thực hoá landing page, ứng dụng di động dành cho người dùng cuối, hay middle office cho nhân viên nội bộ của SSI quản trị hệ thống…

Anh Minh: Hoàn thành khâu thiết kế, sản phẩm đẹp là điều hầu như khách hàng nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta cần đảm bảo sản phẩm “chạy” tốt. Và từ “chạy” trong ngành chứng khoán tương đối phức tạp. Với một số đặc thù của ngành chứng khoán như Châu đã nhắc đến, chúng ta có thể thấy lưu lượng phản hồi về mặt dữ liệu của thị trường phải là tức thời, giá thay đổi từng giây. Điều này đòi hỏi năng lực đáp ứng nhu cầu phi chức năng và tính ổn định của hệ thống cao, nếu không thì doanh nghiệp sẽ dễ đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư.

Những điều trên dẫn đến sự phân chia vai trò: SSI đảm nhiệm những khâu thiên về xử lý dữ liệu thời gian thực, vận hành hệ thống lõi; còn GEEK Up có vai trò phát triển sản phẩm số, tích hợp hệ thống lõi, thấu hiểu luồng nghiệp vụ tương tác với người dùng…

Vì vậy, khi đồng hành, doanh nghiệp và Product Partner cần đảm bảo thấu hiểu năng lực của nhau, cùng chia sẻ tầm nhìn sản phẩm. Có như vậy, hai bên khi hợp lực lại sẽ thành một tập thể nhiều điểm mạnh, giúp xây dựng sản phẩm số đáp ứng được kỳ vọng bài toán kinh doanh đã đề ra.

* Anh Đạt: Ở góc độ khách hàng, anh Minh có thể chia sẻ một vài lưu ý cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện thực hoá sản phẩm này?

Anh Minh: Để quá trình hiện thực hoá diễn ra trơn tru, việc lựa chọn đúng đối tác ngay từ đầu là vô cùng quan trọng. Theo tôi, có 2 yếu tố cần được chú trọng ở đối tác là sự phối hợp giữa các team và khả năng học hỏi.

Đối tác cần có phương pháp phát triển sản phẩm số liền mạch giữa các đội ngũ. Bởi vì thông thường, quá trình chuyển giao từ khâu phân tích sang thiết kế rồi lập trình sẽ có những lỗ hổng. Nếu thuê đơn vị chuyên về thiết kế, thì ắt hẳn doanh nghiệp sẽ có được một bản thiết kế sản phẩm đẹp. Tuy nhiên, chúng ta không chắc chắn về quá trình chuyển giao suôn sẻ sang team lập trình, hay nguy hiểm hơn là bản thiết kế trông đẹp đẽ đó lại không thể lập trình được. Từ đây, SSI nhận thấy điểm khác biệt nổi bật của GEEK Up là sự kết nối giữa các bộ phận với nhau. Nhờ đó, sản phẩm không chỉ đẹp mà còn giải được bài toán của doanh nghiệp, tương tác tốt với người dùng, và xây dựng được.

Bên cạnh đó là khả năng học hỏi. Khâu hiện thực hoá sản phẩm sẽ rất nặng về chuyên môn kỹ thuật. Những đặc thù của ngành chứng khoán kể trên đòi hỏi ở các team năng lực công nghệ mới. Hơn cả, người thiết kế cũng cần nghiên cứu các xu hướng mới, tìm cách giải quyết bài toán hiệu quả hơn với một sản phẩm được thiết kế giản lược hơn. Vậy, người lập trình cũng phải học các giải pháp công nghệ mới để có thể lập trình được. Điều này yêu cầu sự học hỏi liên tục của In-house Team cũng như đối tác.

* Anh Đạt: Sau khi ra mắt sản phẩm số, theo anh Châu, làm sao để đảm bảo sản phẩm liên tục phát triển?

Anh Châu: Khi sản phẩm chính thức ra mắt, có 2 mục tiêu quan trọng cần đạt được. Thứ nhất là đảm bảo sản phẩm hoạt động trơn tru, ổn định. Thứ hai là tiếp tục cải tiến để sản phẩm số sát hơn nữa với nhu cầu thực tế của người dùng.

Để hiện thực hoá 2 mục tiêu, hai bên cần phải đo lường dựa trên: (1) các chỉ số đo đạc mà team kỳ vọng ở khâu phân tích Product Analysis; (2) phản hồi từ team vận hành của khách hàng; (3) tính năng theo dõi về thời gian sử dụng, tỷ lệ rớt khỏi luồng tương tác… được tích hợp trong sản phẩm. Chúng tôi sẽ xác định, phân tích lỗ hổng dựa vào những thông tin thu thập được từ việc đo lường rồi điều chỉnh.

Như vậy, có thể nói quá trình trình xây dựng sản phẩm số chưa dừng lại ở thời điểm tung sản phẩm. Tung sản phẩm là cơ hội để 2 bên tiếp tục hiểu thêm về người dùng và đưa ra cải tiến. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi sản phẩm tiến gần nhất có thể với nhu cầu người dùng.

Anh Đạt: Cảm ơn anh Minh và anh Châu. Qua những chia sẻ chi tiết của 2 anh, chúng ta đã làm rõ quá trình xây dựng sản phẩm số cùng Product Partner. Song song đó là những lưu ý hữu ích ở từng giai đoạn giúp quá trình hợp tác làm sản phẩm giữa 2 bên diễn ra chặt chẽ, suôn sẻ hơn.

Case-study SSI cùng GEEK Up xây dựng sản phẩm số cũng khép lại series Digital Product. Tôi hy vọng thông tin của series giúp người đọc có thể hình dung rõ ràng hơn về câu chuyện xây dựng sản phẩm số tạo ảnh hưởng tích cực cho doanh nghiệp và người dùng.

Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục tại đây.

Thảo Nguyên / Brands Vietnam
* Nguồn: Brands Vietnam

Đang tải từ khóa…

[bsa_pro_ad_space id=2] [give_form id="2868661"]
[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

TOP1 - Top1Vietnam.vn - No1Vietnam.vn - Top1List - Top1Index - Top1BrandVietnam.vn - Top1 Phát Triển Thương Hiệu
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0