Free Shipping on orders over US$39.99 How to make these links

GIÁO DỤC TRÍ TUỆ TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON – TOP1LEARN

GIÁO DỤC TRÍ TUỆ TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON – Top1Game

Việc đánh giá sự phát triển trí não của trẻ phức tạp hơn nhiều so với đánh giá sự phát triển thể chất. Mỗi trẻ lại có một quá trình phát triển trí tuệ của riêng mình, chính do vậy, nếu cha mẹ chủ quan và không dành thời gian quan tâm tới sự phát triển trí tuệ của con, đôi lúc sẽ có vài biểu hiện, tuy rất nhỏ, nhưng có thể là dấu hiệu cho những vấn đề về trí tuệ của trẻ sau này. Điều này đòi hỏi phải có một sự quan tâm cần thiết từ cha mẹ đến trẻ ngay từ khi trẻ còn là những thiên thần nhỏ tuổi. Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường so với sự phát triển trí tuệ cơ bản của một đứa trẻ đồng trang lứa, cha mẹ nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia để có được những can thiệp kịp thời. Có cùng sự quan tâm với cha mẹ, những bài viết có nội dung ý nghĩa dưới đây có thể làm căn cứ so sánh về sự phát triển trí tuệ căn bản của trẻ theo từng giai đoạn và cột mốc khác nhau.GIÁO DỤC TRÍ TUỆ TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON – Top1Game

Để xây dựng cơ sở ban đầu cho giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện, giáo dục mầm non cần phải được tiến hành một cách tổng hợp và đồng bộ các mặt sau đây:

– Giáo dục thể chất

– Giáo dục trí tuệ

– Giáo dục đạo đức

– Giáo dục thẩm mĩ

– Giáo dục lao động.

Những mặt giáo dục trên đây gắn bó, bổ sung cho nhau trong quá trình hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ ở mỗi thời kì khác nhau là khác nhau, nên cần phải xác định được các nhiệm vụ nội dung, phương pháp, biện pháp… chăm sóc và giáo dục phù hợp với đặc điểm tăng trưởng và phát triển của từng thời kì.

2. Giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi mầm non

2.1. Khái niệm và ý nghĩa của giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi mầm non

2.1.1. Khái niệm giáo dục trí tuệ

Giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non là một quá trình sư phạm được tổ chức một cách đặc biệt nhằm hình thành những tri thức và kĩ năng sơ đẳng, phát triển những năng lực và nhu cầu hoạt động trí tuệ cho trẻ em.

Ví dụ: Trong quá trình hoạt động với đồ vật, dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ nắm được các thuộc tính bên ngoài của đồ vật (màu sắc hình dáng, âm thanh…), chức năng và cách sử dụng chúng và biểu đạt được bằng ngôn ngữ của mình. Đó là tri thức và kĩ năng sơ đẳng về đồ vật mà trẻ tiếp xúc.

Sự phát triển trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non được diễn ra thông qua các hoạt động đa dạng: giao tiếp, hoạt động với đồ vật (ở lứa tuổi nhà trẻ), hoạt động vui chơi (ở lứa tuổi mẫu giáo), đi dạo… và sinh hoạt hằng ngày. Những tri thức mà trẻ tiếp nhận được trong cuộc sống hằng ngày thường rời rạc, thiếu hệ thống. Sự phát triển trí tuệ có hiệu quả nhất được diễn ra dưới tác động có tổ chức, có hệ thống của nhà giáo dục. Người ta gọi đó là quá trình giáo dục trí tuệ.

2.1.2. Ý nghĩa của giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Giáo dục trí tuệ, đặc biệt là giáo dục và phát triển hoạt động nhận cảm (cảm giác, tri giác), hoạt động tư duy, tưởng tượng cho trẻ em lứa tuổi mầm non là điều rất quan trọng, vì đây là cơ hội vàng để rèn luyện các giác quan cho trẻ, nếu bỏ lỡ cơ hội quý giá này sẽ gây ra hậu quả xấu cho việc phát triển năng lực nhận cảm của trẻ ở những lứa tuổi tiếp theo. Việc tổ chức các hoạt động đa dạng giúp trẻ không chỉ có những kinh nghiệm về cuộc sống xung quanh, hiểu được ý nghĩa và một số tính chất của các sự vật hiện tượng mà còn có khả năng sắp xếp – phân loại. Từ đó, trẻ có khả năng mở rộng sự định hướng của mình trong môi trường xung quanh, tích cực khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn trong thế giới xung quanh  Description: https://lh4.googleusercontent.com/-VymrN-mLoVI/VRtYrOZMi4I/AAAAAAAAARY/NbPM9DrjKIU/s1600/phat%2Btrien%2Btri%2Btue%2Bcho%2Btre%2Btu%2B3%2B-%2B5%2Btuoi..jpg

Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, kinh nghiệm xã hội của trẻ ngày càng phong phú. Đó là những biểu tượng sơ đẳng về thiên nhiên, xã hội và mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên… Trên cơ sở đó mà một vài phẩm chất trí tuệ sơ đẳng được hình thành như: óc quan sát, năng lực phân biệt và khái quát các sự vật, hiện tượng…

Thực tiễn cho thấy, không được dạy dỗ một cách chu đáo thì những tri thức mà trẻ có được chỉ mang tính rời rạc, không có tính hệ thống. Do vậy, những biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ thường sai lệch. K. D. Usinxki đã chỉ ra rằng: “Sự thông minh của trẻ chẳng qua là hệ thống tri thức có tổ chức tốt, được người lớn hướng dẫn một cách có định hướng và có mục đích”.

Giáo dục trí tuệ gắn liền với giáo dục đạo đức cho trẻ, vì người lớn không chỉ truyền đạt và làm giàu biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ, mà còn sử dụng nó để giáo dục đạo đức, tình cảm cho trẻ thơ. Thông qua những câu chuyện kể, những lời ru, chơi, tập… người lớn hướng cho trẻ biết yêu cái thiện, không tranh giành đồ chơi với bạn, biết vâng lời người lớn, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi… và dần dần hiểu được thế nào là ngoan, không ngoan, thế nào là tốt, không tốt…

Giáo dục trí tuệ còn góp phần quan trọng vào việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Thông qua tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật (những làn điệu dân ca mượt mà, những điệu nhạc vui tươi, tranh ảnh hấp dẫn…), thông qua hoạt động với đồ vật (ở lứa tuổi nhà trẻ), hoạt động tạo hình,… được sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn, đứa trẻ cảm thụ được cái đẹp từ đó khơi dậy trong tâm hồn trẻ thơ những xúc cảm tình cảm trong sáng. Đây chính là nền tảng để sau này trẻ biết nhìn nhận ra cái đẹp và tạo nên cái đẹp trong hoạt động cá nhân cũng như trong đời sống thường ngày.

2.2. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ

2.2.1. Nhiệm vụ

Các nhà tâm lí học trẻ em khẳng định rằng, ở lứa tuổi nhà trẻ, sự phát triển tâm lí nói chung, trí tuệ nói riêng gắn liền với sự phát triển vận động của trẻ. Do vậy, để phát triển trí tuệ cho trẻ lứa tuổi này cần:

– Hình thành và phát triển hoạt động nhận cảm (cảm giác, tri giác) cho trẻ thông qua việc tổ chức các vận động, các hoạt động chơi – tập nhằm hình thành ở trẻ các chuẩn cảm giác: màu sắc, mùi, vị…, đặc biệt là chuẩn cảm giác màu sắc. Trên cơ sở đó, hình thành và phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ (trên – dưới, trước – sau, cao – thấp…) bằng thị giác và thính giác.

Description: https://lh4.googleusercontent.com/-V4fXRGi1kIM/VRoo-z2ERLI/AAAAAAAAAQ4/zb34IqzqcWI/s1600/phat%2Btrien%2Btri%2Btue%2Bcho%2Btre%2B2%2Btuoi..jpg

–  Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cung cấp vốn từ ngày càng phong phú cho trẻ. Giúp trẻ thông hiểu ngôn ngữ một cách đơn giản và tập diễn đạt bằng ngôn ngữ về nhu cầu, nguyện vọng của mình cho người khác hiểu được.

– Hình thành những biểu tượng sơ đẳng về thế giới xung quanh và phát triển năng lực tư duy trực quan hành động cho trẻ.

Những nhiệm vụ trên đây quan hệ mật thiết với nhau. Giải quyết tốt và đầy đủ tất cả những nhiệm vụ này sẽ thúc đẩy tâm lí nói chung, trí tuệ nói riêng của trẻ phát triển.

2.2.2. Nội dung và phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ

a) Giáo dục và phát triển hoạt động nhận cảm cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ

* Ý nghĩa của việc giáo dục và phát triển hoạt động nhận cảm cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ.

Ở lứa tuổi nhà trẻ, tâm lí nói chung và trí tuệ nói riêng phát triển cực kì nhanh chóng. Về phương diện trí tuệ, hoạt động nhận cảm là hoạt động chiếm ưu thế, đánh dấu sự khôn lớn của trẻ. Thoạt đầu là những phản xạ không điều kiện (cầm, nắm…) rồi đến phản xạ định hướng (đưa mắt về nơi có ánh sáng chiếu tới, nín  khóc khi nghe thấy tiếng mẹ…); từ cảm giác bất phân đến cảm giác được phân định; từ những thao tác mang tính tình cờ khi cầm nắm một đồ vật đúng tầm với đến việc hoạt động có đối tượng với đồ vật mà nó thích, nó quen… là những dấu hiệu về sự phát triển trí tuệ của trẻ, ta có thể quan sát được từng tháng, thậm chí từng tuần. Tất cả những bước phát triển này không phải do sự tăng trưởng của cơ thể mang lại mà phần lớn là do các kích thích từ bên ngoài tác động vào cơ quan nhận cảm, thúc đẩy trẻ vận động, nhờ đó mà hoạt động nhận cảm của trẻ hình thành và phát triển. Tốc độ phát triển vận động và tính tích cực trong hoạt động nhận cảm của trẻ phụ thuộc rất lớn vào công tác chăm sóc – giáo dục của người lớn.

Nếu người lớn không chú ý hoặc bỏ qua giai đoạn phát triển quan trọng này của trẻ thì vô hình chung ta đã bỏ qua một cơ hội vàng để phát triển trí tuệ cho trẻ và khó có thể bù đắp lại được cho trẻ vào những giai đoạn sau. Thực tế đã cho hay, một đứa trẻ mà các giác quan của nó kém tinh tường, khả năng vận động kém (chậm chạp, yếu ớt…) thường là những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Các nhà giáo dục học Xô Viết cho rằng, ngay từ khi mới sinh ra đứa trẻ đã có các giác quan tương đối hoàn chỉnh, nhưng bản thân đứa trẻ không có khả năng tri giác các đồ vật và hiện tượng xung quanh nó. Việc hình thành tri giác cho trẻ nhỏ là quá trình người lớn truyền thụ cho trẻ kinh nghiệm xã hội lịch sử một cách vô tình, ngẫu nhiên hoặc bằng dạy học. Nếu quá trình truyền thụ kinh nghiệm cho trẻ có sự hướng dẫn có chủ định của người lớn sẽ đảm bảo và tạo điều kiện cho sự phát triển của trẻ có hiệu quả hơn; khắc phục được tình trạng rời rạc, thiếu hệ thống và sai lệch trong các biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ.

Mặt khác, nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) là cơ sở của nhận thức lí tính (tư duy, tưởng tượng). Nói như cách nói của Lênin: Các cảm giác là những viên gạch đầu tiên xây lên lâu đài nhận thức. Các nhà tâm lí học trẻ em khẳng định rằng, sự phát triển tư duy nói riêng và trí tuệ nói chung phụ thuộc rất lớn vào năng lực nhận cảm của trẻ.

Như vậy, ta có thể khẳng định rằng, giáo dục và phát triển hoạt động nhận cảm cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ là cực kì quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ nói riêng và giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung.

* Nội dung, phương pháp giáo dục và phát triển hoạt động nhận cảm cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ

Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ trong từng độ tuổi, người ta xác định nội dung chủ yếu của việc giáo dục và phát triển hoạt động nhận cảm cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ như sau:

– Trong năm đầu:

+ Phát triển và giáo dục nhận cảm vận động (thông qua phát triển các vận động: lẫy, bò, ngồi, tập đi…) và các cử động của bàn tay, ngón tay.

+ Phát triển xúc giác (cảm giác da), thị giác, thính giác.

+ Luyện tập cho trẻ biết phối hợp thị giác, thính giác với vận động.

– Trong năm thứ hai và năm thứ ba.

+ Hình thành và phát triển năng lực nhận cảm như phân biệt được độ lớn, màu sắc, hình dáng, âm thanh của đồ vật, vị trí không gian của đồ vật so với các đồ vật khác.

+ Tiếp tục phát triển cảm giác vận động thông qua việc tổ chức cho trẻ: bò, trườn, chạy, nhảy và rèn luyện sự linh hoạt và khéo léo của đôi bàn tay.

+ Hình thành “chuẩn nhận cảm” (màu sắc, mùi, vị…), khả năng định hướng không gian (trước – sau, trên – dưới, trong – ngoài, cao – thấp…) và khả năng định hướng thời gian (trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối; hôm qua, hôm nay; trong tuần).

Những nội dung giáo dục trên đây cần được tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng, phù hợp với lứa tuổi cho trẻ. Dưới đây là một số con đường giáo dục và phát triển nhận cảm cơ bản cho trẻ:

– Tổ chức hoạt động giao lưu giao tiếp giữa trẻ với những người xung quanh. Chúng ta biết rằng, ngay từ khi sinh ra, giao tiếp đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với trẻ. Thoạt đầu là giao tiếp xúc cảm rồi giao tiếp bằng lời (lúc đầu là kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, hành động, sau đó chủ yếu bằng lời) là con đường cơ bản phát triển hoạt động nhận cảm cho trẻ (phát triển thị giác, thính giác, khả năng định hướng không gian, thời gian…).

– Tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ trong các giờ chơi tập, chơi tự do… Thông qua hoạt động với đồ vật, được sự tổ chức hướng dẫn của người lớn, đứa trẻ nhận ra được các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khách quan: hình dáng, màu sắc, tên gọi, âm thanh và vị trí không gian của vật này so với vật kia… Nhờ đó, trẻ có được biểu tượng đầy đủ hơn về đồ vật, hiện tượng.

– Tổ chức cho trẻ thực hiện các bài luyện tập giác quan nhằm phát triển cảm giác, tri giác, vận động cho trẻ.

Trong quá trình giáo dục và phát triển hoạt động nhận cảm cho trẻ, đồ dùng, đồ chơi… đặc biệt là sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn giữ vai trò quan trọng. Người lớn, cô nuôi dạy trẻ cần chọn đồ chơi, đồ vật phù hợp để hướng dẫn và cùng chơi với trẻ (khi cần thiết). Khi trẻ hoạt động với đồ vật, người lớn không chỉ giúp trẻ nắm được các thuộc tính bề ngoài của chúng (màu sắc, hình dáng, kích thước, âm thanh…) mà cần giúp trẻ hiểu được cả chức năng sử dụng chúng trong sinh hoạt hằng ngày. Điều quan trọng ở đây là, người lớn phải kích thích trẻ hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, gây hứng thú để trẻ có nhu cầu hoạt động, nhu cầu “khám phá” những “bí ẩn” của đồ dùng, đồ chơi. Quan sát đứa trẻ 2 – 3 tuổi, ta thấy, trẻ rất thích thú khi tìm ra được công dụng của nhiều đồ dùng trong nhà: thìa để xúc cơm, cốc để uống nước…

Mặt khác, khi hướng dẫn trẻ luyện các giác quan, cần tập cho trẻ biết cách quan sát và nhận ra đồ vật, phân biệt vật này với vật kia theo một dấu hiệu nào đó (màu sắc, hình dáng, âm thanh…), cho trẻ được trực tiếp thao tác với đồ vật (không làm thay trẻ), hướng dẫn bằng lời kèm theo minh hoạ, làm mẫu để trẻ bắt chước. Nếu trẻ chưa tự thao tác được, người lớn cần cùng làm với trẻ; cần làm giàu vốn sống của trẻ bằng cách cho trẻ tham gia nhiều vào việc nghe, nhìn, ngửi, nếm, sờ mó, cầm nắm…

b) Phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ

* Ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ đối với việc giáo dục trí tuệ cho trẻ.

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, phương tiện nhận thức thế giới xung quanh của con người. Mặt khác, sự phát triển ngôn ngữ là một dấu hiệu của sự phát triển trí tuệ.

Đối với trẻ nhỏ, giao tiếp bằng ngôn ngữ với những người xung quanh là một nhu cầu bức thiết và được nảy sinh từ rất sớm. Nếu người lớn không đáp ứng kịp thời sẽ khó hình thành tính tích cực giao tiếp bằng ngôn ngữ ở trẻ. Thoạt đầu là những tập hợp âm gừ, gừ, âu ơ… chưa thành tiếng ở đứa trẻ. Nếu người lớn bắt chước những âm thanh đó, thì đứa trẻ sẽ tiếp tục lặp lại, và đứa trẻ nhận ra rằng, những âm thanh nó phát ra được người lớn đáp lại, trẻ trở nên thích thú và mong muốn được giao tiếp với người lớn. Trong quá trình giao lưu giao tiếp bằng ngôn ngữ với người lớn, đứa trẻ tiếp nhận được ngôn ngữ mà người lớn thường giao tiếp với nó. Đến cuối năm đầu, khi mà cơ quan phát âm đã phát triển, đứa trẻ bắt đầu bập bẹ những từ đầu tiên (thường chưa chuẩn, câu một từ, hai từ kèm theo cử chỉ) để thể hiện mong muốn của mình. Người lớn đáp ứng kịp thời (phản ứng bằng ngôn ngữ kèm những cử chỉ, việc làm) nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ. Khi đó đứa trẻ nhận ra rằng, ngôn ngữ là một phương tiện để giao tiếp với người lớn, và trẻ tích cực giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ. Vì thế, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ kịp thời là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục trí tuệ cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.

Ngôn ngữ phát triển kéo theo năng lực định hướng trong môi trường xung quanh được phát triển. Trong cuộc sống và hoạt động, nhờ giao tiếp với người lớn, trẻ không chỉ nắm được tên gọi của đồ vật mà còn nắm được vị trí không gian của nó so với các vật khác, trình tự thời gian (trước, sau) của sự vật, hiện tượng…

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ dưới ba tuổi còn liên quan chặt chẽ đến sự phát triển tư duy trực quan hành động, sự chú ý, trí nhớ của trẻ. Khi tiếp xúc với đồ vật xung quanh cũng như khi giao tiếp với người lớn, trẻ bắt đầu phân biệt và khái quát những dấu hiệu đặc trưng, riêng biệt của các đồ vật. Sự chú ý, trí nhớ của trẻ lứa tuổi này thường là không chủ định. Thông qua chơi – tập và các hoạt động giáo dục khác mà chú ý có chủ định, ghi nhớ có chủ định được hình thành.

Thực tiễn cho thấy, nếu ở lứa tuổi nhà trẻ mà đứa trẻ bị hạn chế giao tiếp với người lớn hoặc người lớn không quan tâm một cách đúng mức đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì không những ngôn ngữ của trẻ kém phát triển mà các mặt khác cũng bị trì trệ.

Như vậy, giáo dục trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mà không chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một thiếu sót lớn, vì đã bỏ lỡ một thời cơ để phát triển trí tuệ nói riêng và phát triển toàn diện cho trẻ nói chung.

* Nội dung và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ

Căn cứ vào sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong 3 năm đầu, người ta xác định nội dung chủ yếu cua việc phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi nhà trẻ như sau:

– Trong năm đầu:

+ Hình thành và phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ cho trẻ.

+ Tập cho trẻ nghe và phát âm những từ quen thuộc (đơn giản); dạy trẻ nói được một số từ và làm được một số động tác đơn giản theo lời nói của người lớn.

– Trong năm thứ hai và năm thứ ba:

+ Củng cố và nâng cao nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ cho trẻ.

+ Phát triển vốn từ, giúp trẻ hiểu và làm theo lời nói của người khác; dạy trẻ biết diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản.

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ được biểu hiện ở hai mặt cơ bản: một là hiểu được lời nói của người khác, hai là nói cho người khác hiểu ý mình.

Về hiểu lời nói của người khác, thì lúc đầu trẻ chỉ hiểu lời nói trong chính hoàn cảnh giao tiếp. Nghĩa là trẻ chỉ hiểu được lời nói thể hiện sự vật hay hiện tượng nào đó khi chính sự vật, hiện tượng đó xảy ra trước mắt. Ví dụ: muốn hiểu được từ “cái ca” thì phải có trước mặt một cái ca hoặc một bức tranh vẽ cái ca. Lúc đó, trẻ tìm được mối liên hệ giữa lời nói với sự vật, hiện tượng xung quanh, tức là hiểu được lời nói. Tương tự như vậy, trẻ chỉ phản ánh đúng lời nói của những người xung quanh nếu các từ ngữ được lặp lại nhiều lần cùng với những cử chỉ tương ứng. Ví dụ: khi người lớn nói “bắt tay nào” thì đồng thời người lớn cũng phải đưa tay ra bắt lấy tay trẻ. Làm như vậy, trẻ sẽ nhanh chóng hành động đáp lại lời nói. Vì lúc đó, trẻ không những chỉ phản ứng với từ ngữ mà còn đối với toàn bộ tình huống nói chung. Nghĩa là lời nói phải gắn liền với hoàn cảnh giao tiếp thì mới tạo thành tín hiệu hành động. Do đó, muốn trẻ hiểu được nội dung lời nói của người lớn thì cần phải tạo ra tình huống cụ thể.

Nói cho người khác hiểu ý mình là một bước phát triển mới về ngôn ngữ, trí tuệ của trẻ. Điều này diễn ra khi đứa trẻ hiểu được ngôn ngữ của người khác không cần kèm theo tình huống cụ thể; làm theo lời chỉ dẫn của người lớn trong những tình huống khác nhau. Nghĩa là vốn từ của trẻ đã khá phong phú, nhu cầu diễn đạt bằng lời mong muốn, ý nghĩ của mình cho người khác hiểu được bộc lộ và phát triển. Thoạt đầu là những câu gồm một từ kèm theo cử chỉ diễn ra trong một tâm cảnh cụ thể, chỉ người thường xuyên tiếp xúc với trẻ mới hiểu được (mẹ, cô giáo, người giúp việc…). Sau đó là những câu hỏi gồm 2, 3 từ, rồi câu đầy đủ (đúng ngữ pháp) người nào cũng hiểu được trẻ muốn gì.

Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở tuổi nhà trẻ, người lớn cần:

– Hình thành và phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ cho trẻ càng sớm càng tốt.

– Thường xuyên gần gũi, nói chuyện âu yếm với trẻ (ngay cả khi trẻ chưa biết nói). Trong quá trình âu yếm, trò chuyện với trẻ, qua vành môi, ánh mắt, cử chỉ âu yếm của người lớn, đứa trẻ thông hiểu ngôn ngữ của người lớn. Trên cơ sở đó, trẻ dần dần phát âm thành từ, thành tiếng. Lúc này, người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ tập nói, và tận dụng mọi cơ hội (khi trẻ ăn, khi cho trẻ đi dạo, khi chơi – tập…) để dạy trẻ nói và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Tổ chức các hoạt động với đồ vật, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với người lớn để trẻ có dịp được nói, được nghe và hiểu khi người khác nói.

– Trong hoạt động cũng như sinh hoạt cuộc sống, điều gì trẻ đã biết nên hỏi trẻ để trẻ tự trả lời. Khi trẻ không trả lời được người lớn nói cho trẻ nhắc lại. Khi trẻ muốn gì người lớn yêu cầu trẻ nói, nếu trẻ chưa nói được thì người lớn nói cho trẻ nghe.

– Tập cho trẻ nói rõ ràng, mạch lạc. Nếu trẻ nói lắp hay nói ngọng thì cần phải uốn nắn kịp thời. Không nên bắt trẻ nói những câu quá dài và cũng không nên bắt trẻ nói quá nhiều lần một câu.

– Trong sinh hoạt hằng ngày, người lớn cần nói những câu thanh lịch, có hình ảnh để trẻ bắt chước như: nói đúng từ, đúng câu, rõ ý, không nói trống không; lời nói có âm điệu, có hình ảnh…

Tóm lại, đối với trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, nhất là từ 2 đến 3 tuổi là thời kì quan trọng để dạy trẻ nói. Người lớn cần phải nắm lấy cơ hội này để dạy trẻ nói sao cho hiệu quả nhất. Không chỉ dạy trẻ phát âm đúng mà còn dạy trẻ những lời nói đẹp, biết chào hỏi, xin lỗi… Qua đó dạy trẻ cách ứng xử với mọi người xung quanh.

c) Hình thành biểu tượng sơ đẳng về thế giới xung quanh và phát triển năng lực tư duy trực quan hành động cho trẻ

Trong quá trình tổ chức các hoạt động và giao tiếp với trẻ, giáo viên cần từng bước hình thành cho trẻ những biểu tượng sơ đẳng về một số đồ vật, hiện tượng thiên nhiên, xã hội xung quanh trẻ (tên gọi, đặc điểm đặc trưng của nó…). Ví dụ: khi tổ chức cho trẻ quan sát con thỏ, cô hướng dẫn trẻ biết tên gọi của nó và đặc điểm đặc trưng của nó như có đôi tai dài, mắt đỏ…; khi tổ chức cho trẻ quan sát đoàn tàu hoả,cô hướng dẫn trẻ biết gọi tên, biết đoàn tàu hoả có nhiều toa, còi kêu tu tu, chạy kêu xình xịch…

Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động với đồ vật, cô cần đưa ra những tình huống, nhiệm vụ nhận thức và kích thích trẻ thực hiện các thao tác, hành động phù hợp để giải quyết tình huống, nhiệm vụ mà cô đặt ra, qua đó tư duy trực quan hành động của trẻ phát triển.

2.3. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

2.3.1. Nhiệm vụ

a) Hình thành cho trẻ những biểu tượng sơ đẳng về cuộc sống xung quanh và về bản thân

Description: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng độ tuổi

Nhiệm vụ đầu tiên của trí dục là giúp trẻ tiếp xúc và khám phá thế giới hiện thực để có được hình ảnh chung về thế giới tự nhiên, xã hội, con người; hình thành những biểu tượng đúng đắn về thế giới xung quanh, trên cơ sở đó hình thành thái độ đúng đắn đối với cuộc sống xung quanh.

Nhiệm vụ của giáo viên là thường xuyên tăng cường vốn tri thức cho trẻ, sắp xếp, giải thích và hệ thống hoá các tri thức đó. Giúp trẻ có những biểu tượng sơ đẳng về sự vật xung quanh, chức năng và một số phẩm chất của chúng (màu sắc, kích thước, hình dạng, tính chất vật liệu: dễ vỡ, dễ gãy, dễ nặn, v.v…). Trẻ cũng cần tiếp thu tri thức về một số hiện tượng tự nhiên, nắm được mối liên hệ và quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng mang tính quy luật và những nguyên nhân gần gũi (dấu hiệu đặc trưng các mùa trong năm, mối liên hệ giữa cấu tạo và hành vi của động vật với môi trường sống của nó…). Cũng cần giới thiệu cho trẻ về một số hiện tượng và sự kiện trong xã hội; về lao động của người lớn; về đất nước, thủ đô, lãnh tụ, các dân tộc, các ngày hội, ngày lễ.

b) Phát triển các quá trình tâm lí nhận thức

Nhiệm vụ quan trọng của trí dục là phát triển các quá trình tâm lí nhận thức: cảm giác, tri giác, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy và phát triển ngôn ngữ.

Nhận thức thế giới bắt đầu từ cảm giác và tri giác. Ở tuổi mẫu giáo, các quá trình đó có ý nghĩa rất quan trọng giúp trẻ nhận thức hiện thực xung quanh. Trường mầm non cần chú ý đặc biệt đến việc giáo dục cảm giác thông qua việc tổ chức cho trẻ quan sát sự vật, hiện tượng, qua tổ chức các hoạt động ở trường mầm non.

Hình thành ở trẻ năng lực ghi nhớ có ý thức, tăng khối lượng ghi nhớ, rèn luyện ghi nhớ có chủ định ở trẻ.

Phát triển trí tưởng tượng. Thời kì đầu, ở trẻ mẫu giáo chỉ có tưởng tượng tái tạo. Trên cơ sở đó, cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm sống và phát triển tư duy mà hình thành năng lực tưởng tượng sáng tạo.

Phát triển ở trẻ tư duy trực quan – hành động, tư duy trực quan – hình tượng và tiến tới phát triển tư duy lôgic, tư duy khái niệm ở tuổi mẫu giáo.

Cùng với các quá trình nhận thức, sự phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ rất quan trọng. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, của giao tiếp. Việc nắm được ngôn ngữ tạo ra khả năng nắm tri thức một các gián tiếp (thông qua kể chuyện, giải thích của giáo viên, các tác phẩm nghệ thuật v.v…) mà không phải chỉ bằng con đường tri giác trực tiếp các sự vật và hiện tượng. Nhiệm vụ của trường mầm non là phát triển ngôn ngữ ở trẻ, làm phong phú vốn từ, hình thành hệ thống ngữ pháp, biết đặt câu, phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc.

c) Phát triển lòng ham hiểu biết và năng lực trí tuệ

Lòng ham hiểu biết là phẩm chất vốn có của trẻ em, nó biểu hiện ở tính tích cực khám phá và nhận thức thế giới xung quanh, nhu cầu muốn xem xét, sờ mó và hành động. Những câu hỏi trẻ luôn đặt ra chứng tỏ lòng ham hiểu biết của trẻ đang phát triển

Giáo viên mầm non phải biết khích lệ lòng ham hiểu biết đó của trẻ mẫu giáo bằng cách tổ chức cho trẻ quan sát, cố gắng trả lời kịp thời những thắc mắc, hướng trẻ vào việc tự tìm ra câu trả lời. Nhiệm vụ của trí dục là phát triển lòng ham hiểu biết, óc tò mò của trẻ em và dựa trên cơ sở đó hình thành hứng thú nhận thức bền vững.

Năng lực trí tuệ của con người biểu hiện ở những dấu hiệu sau đây:

+ Sự nhanh trí (phản ứng trí tuệ nhanh).

+ Có khả năng nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh một cách đúng đắn.

+ Tính tò mò.

+ Khả năng sử dụng các cách khác nhau để tìm lời giải đáp đúng, để giải quyết một nhiệm vụ trí tuệ.

Giáo dục trí tuệ có nhiệm vụ phát triển các kĩ năng, kỹ xảo hoạt động trí tuệ, nghĩa là hình thành các phương pháp đơn giản của hoạt động trí tuệ như:

+ Quan sát các sự vật và hiện tượng.

+ Phân biệt các dấu hiệu cơ bản và không cơ bản, so sánh với các sự vật khác.

+ Phân tích và tổng hợp các sự vật, hiện tượng v.v…

Các kĩ năng này là các thành phần tạo thành hoạt động nhận thức, chúng giúp trẻ nắm vững tri thức.

2.3.2. Nội dung và phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

Nội dung của giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trước hết được hiểu là sự hình thành. Ở trẻ em những tri thức sơ đẳng gần gũi về các đối tượng và các hiện tượng xung quanh (của đời sống xã hội, của giới tự nhiên vô sinh và hữu sinh…) và năng lực hoạt động trí tuệ nhất định.

a) Nội dung, phương pháp hình thành và phát triển những tri thức về các đối tượng và hiện tượng xung quanh

Những tri thức sơ đẳng cần hình thành và phát triển cho trẻ mẫu giáo gồm:

– Những biểu tượng sơ đẳng về các đồ vật trong cuộc sống sinh hoạt gần gũi (ở gia đình, trường mầm non), cô giáo dạy trẻ biết được tên gọi, tính chất, chức năng, cách sử dụng những đồ vật quen thuộc đó.

– Những biểu tượng sơ đẳng về các hiện tượng tự nhiên như thời tiết khí hậu, các hiện tượng mưa, gió, sấm sét…

– Những biểu tượng sơ đẳng về thực vật, động vật: Cần dạy trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo tác dụng của chúng và cách chăm sóc chúng, mối quan hệ của chúng với các sự vật, hiện tượng xung quanh.

– Những biểu tượng sơ đẳng về các sự kiện, các hiện tượng xã hội mà trẻ có thể hiểu được như, lao động của người lớn xung quanh, các phương tiện giao thông và về những ngày hội, ngày lễ, các công trình văn hoá, các di tích lịch sử của địa phương, của đất nước, về thủ đô, về các miền của đất nước, về lãnh tụ, về quốc kì, quốc ca…

– Cùng với việc hình thành và phát triển ở trẻ những biểu tượng về thế giới xung quanh, giáo viên mầm non cần hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giúp trẻ xác định được những mối quan hệ, những thuộc tính của chúng về số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí của chúng trong không gian, cụ thể:

+ Hình thành cho trẻ những biểu tượng về tập hợp và số lượng trong phạm vi 10, phân biệt sự khác nhau về số lượng giữa các nhóm đối tượng.

+ Hình thành cho trẻ những biểu tượng về kích thước: to, nhỏ, dài, ngắn, rộng, hẹp của đồ vật.

+ Hình thành những biểu tượng về hình dạng: tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, khối vuông, khối cầu, khối trụ…

+ Hình thành cho trẻ những biểu tượng về định hướng trong không gian.

Những biểu tượng phong phú đã nêu ở trên được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động đa dạng, đặc biệt là thông qua hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, làm quen với các biểu tượng toán học:

Các nhà giáo dục học Macxit khẳng đình rằng, sự phát triển trí tuệ của trẻ phụ thuộc vào tính chất của tri thức mà trẻ lĩnh hội. Trong quá trình nhận thức, những tri thức về các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng, trẻ có thể sử dụng tri giác là nhận thức được (nhận thức cảm tính). Song với những tri thức về các mối liên hệ, quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng cũng như các tri thức về các nguyên nhân sơ đẳng của sự vật, hiện tượng thì bắt buộc trẻ phải sử dụng tư duy, tưởng tượng. Bởi vậy, muốn phát triển tư duy và hoạt động trí tuệ cần thiết kế trong nội dung các hoạt động có những tri thức về mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng (Ví như mối liên hệ giữa hình thức bên ngoài của đồ vật với công dụng của chúng, giữa hình thức bên ngoài với chức năng của đồ vật; mối liên hệ giữa hình thức tạo hình hay xây dựng với công dụng, mối quan hệ giữa các thông số của vận động (độ dài đường đi, thời gian và tốc độ). Cũng như vậy, có thể giúp trẻ nắm được mối liên hệ nhân – quả của sự vật, hiện tượng thông qua các hoạt động đối tượng – cảm tính (Ví dụ: mối quan hệ giữa cấu tạo của động vật với môi trường sống: vây, đuôi của cá để bơi trong nước).

b) Nội dung, phương pháp hình thành và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ cho trẻ mẫu giáo

Những năng lực trí tuệ chủ yếu cần hình thành và phát triển cho trẻ mẫu giáo gồm: năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá, suy luận… và năng lực vận dụng tri thức đã biết vào cuộc sống muôn hình, muôn vẻ. Dưới đây là những nội dung và phương pháp cụ thể:

– Bồi dưỡng năng lực quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh. Cô giáo cần dạy cho các em biết quan sát những hiện tượng tự nhiên, những sự biến đổi trong tự nhiên, những biến đổi trong cuộc sống xã hội v.v…

– Phát triển năng lực phân tích đối tượng trong quá trình quan sát chúng. Để giúp trẻ có biểu tượng về sự vật, hiện tượng, cô giáo không chỉ hướng dẫn trẻ biết gọi tên sự vật, hiện tượng mà cần hướng dẫn trẻ nhận biết các dấu hiệu bề ngoài của sự vật, hiện tượng (màu sắc, hình dạng, mùi vị, âm thanh hay tính chất của nó). Nghĩa là hướng dẫn trẻ biết phân tích sự vật, hiện tượng dựa trên những dấu hiệu mà trẻ quan sát được. Hoạt động phân tích là điều kiện quan trọng để hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng và là cơ sở để so sánh, khái quát hoá sự vật, hiện tượng.

– Phát triển năng lực so sánh trong quá trình nhận thức các sự vật hiện tượng. Khi tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ, cô giáo không chỉ hướng dẫn trẻ quan sát, phân tích các dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng mà cần hướng dẫn trẻ so sánh, phát hiện sự giống nhau, khác nhau của các sự vật, hiện tượng dựa trên một vài dấu hiệu đặc trưng nào đó. Ví dụ: con thỏ và con mèo khác nhau ở đôi tai và cái đuôi (tai thỏ dài, tai mèo ngắn; đuôi thỏ ngắn, đuôi mèo dài); con gà khác con vịt (chân vịt có màng, chân gà thì không)… Phát triển năng lực so sánh, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ cho trẻ. Một mặt nó giúp cho sự phân tích đối tượng được sâu sắc hơn, mặt khác nó tạo cơ sở cho quá trình khái quát hoá các sự vật, hiện tượng thành nhóm, loại một cách hợp lí.

– Phát triển năng lực khái quát hoá trong quá trình nhận thức các sự vật, hiện tượng. Khái quát hoá là quá trình hợp nhất các sự vật, hiện tượng thành nhóm, loại dựa trên một số dấu hiệu đặc trưng nào đó. Do vậy, để phát triển năng lực khái quát hoá cho trẻ, chúng ta phải thường xuyên hướng dẫn trẻ dựa trên một vài dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng để phân loại, xếp chúng thành từng nhóm, loại. Ví dụ: dựa vào số chân, trẻ xếp con gà, con vịt, con ngan vào một nhóm (con vật có 2 chân); con chó, con mèo, con lợn vào một nhóm (con vật có 4 chân).

– Phát triển óc suy luận cho trẻ trong quá trình nhận thức các sự vật hiện tượng. Cô giáo hướng dẫn trẻ dựa trên những cơ sở thực tiễn, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng để suy luận về những điều có thể xảy ra. Ví dụ: Cô giáo hướng dẫn trẻ hiểu được cây xanh muốn sống được và trở nên xanh tốt thì phải thường xuyên tưới nước, chăm bón cho cây. Hiểu được điều đó, trẻ có thể suy luận: nếu ta không chăm bón và tưới nước cho cây thì cây sẽ chết. Cần lưu ý rằng, nhiều trẻ có lối suy luận kiểu suy diễn ngây ngô, đó là suy diễn không dựa trên mối quan hệ lôgic của các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Trẻ thấy vịt con biết bơi, nghĩ rằng, gà con cũng biết bơi, đem gà con thả xuống nước để xem gà bơi; đập vỡ quả trứng để lấy gà con vì trẻ suy luận rằng, gà con sinh ra từ quả trứng… Gặp những lối suy luận như vậy, cần giải thích cho trẻ hiểu dựa trên mối quan hệ đặc trưng của sự vật, hiện tượng (ví dụ: cô giải thích cho trẻ hiểu gà con không bơi được vì chân nó không có màng như vịt con).

– Bồi dưỡng năng lực định hướng và áp dụng tri thức, kĩ năng đã biết vào cuộc sống muôn hình,muôn vẻ. Cần giáo dục cho các em, ngay từ lúc nhỏ tuổi nhất, năng lực áp dụng tri thức, kĩ năng đã biết vào cuộc sống. Cần khuyến khích trẻ tự giải quyết những nhiệm vụ trong cuộc sống, những nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình vui chơi và các hoạt động khác.

Mặt khác, những công tác thực hành của trẻ như trực nhật, làm việc trong góc thiên nhiên, hoạt động trong các góc đòi hỏi phải được trẻ thông hiểu, phải nỗ lực trí tuệ để giải quyết nhiệm vụ.

2.4. Phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Chúng ta biết rằng, trí tuệ của trẻ được phát triển thông qua việc người lớn tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động đa dạng, phù hợp với trẻ. Nói cách khác, hoạt động vừa là con đường, vừa là phương tiện để giáo dục trí tuệ cho trẻ. Do vậy, việc giáo dục trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mầm non được tiến hành và thực hiện thông qua các phương tiện cơ bản sau:

2.4.1. Phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ

Ở lứa tuổi nhà trẻ, các phương tiện chủ yếu để giáo dục trí tuệ gồm:

– Chơi – tập hay còn gọi là “tiết học – trò chơi”.

– Chơi tự do với đồ vật, đồ chơi (vào đầu giờ sáng, thời gian đón trẻ, sau khi ngủ dậy, cuối giờ chiều – thời gian trả trẻ…).

– Hoạt động khác trong ngày (đi dạo, khi ăn, khi mặc quần áo, khi vệ sinh cá nhân) của trẻ được sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn.

– Ngôn ngữ cũng là phương tiện quan trọng để giáo dục trí tuệ cho trẻ.

Trong những phương tiện kể trên thì các giờ chơi – tập với đồ vật, đồ chơi có sự hướng dẫn của người lớn giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Những gì trẻ lãnh hội được trên những giờ chơi – tập sẽ tiếp tục được củng cố trong các giờ chơi tự do với đồ vật đồ chơi. Do vậy, người lớn cần chú ý đến việc lựa chọn những mẫu đồ chơi phù hợp với nhiệm vụ giáo dục và biết khêu gợi hứng thú của trẻ đối với đồ vật, đồ chơi yêu thích của mình.

2.4.2. Phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

Ở lứa tuổi mẫu giáo, các phương tiện chủ yếu để giáo dục trí tuệ gồm:

Tìm hiểu môi trường xung quanh và sinh hoạt hằng ngày là phương tiện trí dục quan trọng. Thế giới hiện thực xung quanh trẻ em, con người, sự vật, thiên nhiên, các hiện tượng trong xã hội là nguồn gốc của mọi tri thức của trẻ và giúp trẻ phát triển các quá trình nhận thức.

Khi sử dụng các vật khác nhau, trẻ phát hiện ra chức năng, tính chất và phẩm chất, màu sắc của chúng.

Trẻ thu nhận nhiều tri thức mới trong quá trình quan sát, tiếp xúc với tự nhiên và xã hội: chim chóc, côn trùng, hoa nở, cây đâm chồi, con bọ dừa biết bay, con ve sầu ca hát, lao động của người lớn, quầy bán hàng v.v… Giáo viên giúp trẻ nhìn thấy và xác định những cái mà trẻ không nhận ra được ngay.

Trẻ phát triển óc quan sát và năng lực nhận biết nhanh chóng và dễ dàng về những thay đổi diễn ra trong môi trường xung quanh. Sự phát triển óc quan sát cũng góp phần hình thành hứng thú nhận thức bền vững của trẻ.

Trò chơi. Chơi là một hoạt động chủ đạo của trẻ trong suốt tuổi mẫu giáo, một hoạt động đặc biệt phản ánh toàn bộ cuộc sống tâm lí của trẻ, phản ánh hiện thực xung quanh trẻ, phản ánh những hiểu biết của mình và đặt mối quan hệ với các bạn.

Mỗi hình thức trò chơi tác động khác nhau đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề mở rộng các khái niệm về các sự vật hiện tượng xung quanh và phát triển ngôn ngữ của trẻ.

+ Trò chơi đóng kịch giúp trẻ cảm thụ sâu sắc hơn các tác phẩm văn học nghệ thuật và kích thích hoạt động ngôn ngữ của trẻ.

+ Trò chơi lắp ghép – xây dựng phát triển năng lực thiết kế, mở rộng kiến thức về hình học và quan hệ không gian của trẻ v.v…

+ Trò chơi học tập có vị trí đặc biệt quan trọng trong trí dục. Trong trò chơi này, nội dung nhận thức và việc thực hiện các nhiệm vụ trí tuệ có tính chất bắt buộc, song đối với trẻ lại diễn ra dưới hình thức một trò chơi, nên hình thức học tập qua trò chơi vẫn gây hứng thú cho trẻ và kích thích tính tích cực nhận thức của chúng. Trò chơi học tập giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách vững chắc (tên gọi và hình dạng bên ngoài của các loại cây, các dụng cụ lao động…). Khi giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ trong trò chơi, trẻ tập ghi nhớ có chủ định và tái hiện, tập phân loại các sự vật hoặc hiện tượng theo đặc điểm chung, tách ra các thuộc tính và tính chất của sự vật, xác định chúng theo các dấu hiệu riêng lẻ. Như vậy, các thao tác trí tuệ được rèn luyện thúc đẩy hoạt động tư duy.

Description: https://lh4.googleusercontent.com/-e3I2MO3jTCw/VUrrsL4ykiI/AAAAAAAAAPg/0cUzGlt4t6A/s1600/mom-son.jpgLao động. Lao động cũng là một phương tiện của trí dục. Trong quá trình lao động, trẻ có thể khảo sát các sự vật, hiện tượng, tìm hiểu các thuộc tính của chúng, phát hiện ra các mối quan hệ qua lại giữa chúng v.v… Ví dụ: đất sét mềm dễ nặn, xà phòng nổi bọt, cây không tươi thì chết; hạt nảy mầm, cây ở bóng râm mọc chậm hơn ở nơi có ánh nắng. Trẻ còn biết sử dụng các công cụ lao động: búa, xẻng, xô tưới, kéo v.v…

Dạy học. Trò chơi, lao động và môi trường xung quanh có tác dụng to lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Song dạy học vẫn là hình thức giữ vai trò quan trọng nhất trong giáo dục trí tuệ, được tiến hành thường xuyên theo chương trình, kế hoạch, theo một trình tự có hệ thống trong việc giúp trẻ lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, và rên luyện các thao tác hoạt động trí tuệ. Dạy học đảm bảo tính hiệu quả lớn nhất vì có sự tác động sư phạm tích cực của người lớn đến trẻ em, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.

Các phương tiện trên chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi người lớn quan tâm đến việc đảm bảo cơ sở vật chất cho việc giáo dục trí tuệ. Đó là những trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi hợp lí đối với từng độ tuổi của trẻ. Bởi lẽ, nếu thiếu trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi hoặc những thứ đó không phù hợp với trình độ phát triển của độ tuổi thì khó có thể tổ chức các hoạt động kể trên cho trẻ một cách hiệu quả.

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

TOP1 - Top1Vietnam.vn - No1Vietnam.vn - Top1List - Top1Index - Top1BrandVietnam.vn - Top1 Phát Triển Thương Hiệu
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart