Born to capture the great stories of your brand forever = $9/Month or DONATE : Help us make it happen !

Nghi thức cúng đưa ông Công ông Táo về trời đầy đủ nhất [🆕🇻🇳] coolmate.me

Nghi thức cúng đưa ông Công ông Táo về trời đầy đủ nhất [🆕🇻🇳] coolmate.me

Phong tục tập quán truyền thống trong ngày Tết của Việt Nam ngoài múa lân, nấu bánh chưng,… thì không thể bỏ qua ngày cúng ông Táo. Đây là một trong những văn hóa của người Việt khá quen thuộc, thường được diễn ra vào ngày 23 tháng chạp hàng năm. Sau đây cùng Coolmate đi tìm hiểu kỹ hơn về ngày đưa ông Táo về trời 2024 nhé.

1. Cúng Ông Táo 23 tháng chạp 2024 là ngày nào?

Theo năm dương lịch 2024, ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ rơi vào thứ sáu, Dương lịch sẽ là ngày 02/02/2024. Đây cũng là ngày mọi người chuẩn bị lễ để đưa ông Táo về trời.

2. Ý nghĩa của ngày cúng ông Táo

Ông Công ông Táo không chỉ là vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình, Táo quân còn được xem là vị thần giúp ngăn chặn ma quỷ xấu xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình bạn được bình yên. Việc thờ cúng ông Công ông Táo sẽ mang đến một ý nghĩa bình yên, ấm no, đầy đủ trong năm mới.

Nghi thức cúng đưa ông Công ông Táo về trời đầy đủ nhất [🆕🇻🇳] coolmate.me

Ý nghĩa của ngày cúng ông Công, ông Táo

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian, cả việc tốt lẫn việc xấu, những gì chưa làm được. Để từ đó, thiên đình sẽ đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.

Ngoài ra, cũng có một ý nghĩa khác “người Việt ta luôn ngưỡng mộ tình cảm, sự chung thủy của Táo Quân, nên việc thờ cúng cùng muốn thể hiện mong muốn cho ngọn lửa gia đình luôn được ấm áp và sáng mãi.

3. Nghi thức cúng ông Công, ông Táo 2024

3.1. Lễ vật cúng

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống mỗi gia đình gồm có:

Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.

Cá chép: Đây được xem là tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn và gia đình có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta sẽ cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

Lễ vật cúng

Lễ vật cúng

Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:

  • Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng

  • Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng

  • Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh

  • Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ

  • Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen

Năm 2024 thuộc hành hỏa, do đó bạn nên chọn đồ cúng màu đỏ sẽ phù hợp và mang lại nhiều may mắn hơn.

Nhiều gia đình có trẻ con, người ta cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

3.2. Mâm cúng ông Công, ông Táo

Tùy theo từng mỗi gia đình, ngoài các lễ vật chính được kể trên, người ta sẽ làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hoặc có nhà sẽ làm lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân. Đây cũng chính là những món ăn truyền thống trong ngày Tết đấy!

Mâm cúng ông Công, ông Táo

Mâm cúng ông Công, ông Táo

Mâm cỗ cúng ông Táo trong truyền thống, mỗi gia đình sẽ cần chuẩn bị bao gồm các món cơ bản như:

  • 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối

  • 1 con gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa rau củ tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)

  • 1 bát canh mọc hoặc canh măng

  • 1 đĩa xào thập cẩm

  • 1 đĩa giò, chả rán hoặc thịt đông

  • 1 đĩa xôi gấc

  • 1 đĩa chè kho

Cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Thông thường đồ cúng ông Công ông Táo, đỗ lễ chỉ có trà, bánh, kẹo… với mong muốn Táo quân “ngọt giọng”. Tùy vào từng hoàn cảnh gia đình mà không cần thiết làm cả mâm cỗ mặn với đầy đủ các món nói trên. So với trước kia, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo ngày nay đã được đơn giản hóa hơn, các gia đình không bắt buộc phải có đầy đủ các món ăn truyền thống. 

Tuy nhiên, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo tuy không cần cầu kỳ nhưng vẫn cần sự trang trọng, chu đáo, luôn thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.

3.3. Thứ tự cúng ông Táo

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị mâm cỗ, lễ vật cúng ông Công ông Táo.

  • Bước 2: Thực hiện thắp nhang, đọc bài khấn tiễn ông Công ông Táo về trời.

  • Bước 3: Sau khi đã bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,… Nhớ không thả túi bóng.

4. Nên cúng ông Táo vào lúc mấy giờ là thích hợp?

Theo chuyên gia phong thủy, cách cúng đưa ông Táo về trời cần thực hiện lúc 12h trưa ngày 23 tháng chạp âm lịch. Tuy nhiên, vào ngày này mọi người đều đi làm, nên có thể dành thời gian rảnh buổi trưa hoặc cúng vào buổi tối ngày 22 tháng chạp.

Nên cúng ông Táo vào lúc mấy giờ là thích hợp?

Nên cúng ông Táo vào lúc mấy giờ là thích hợp?

Các khung giờ tốt để cúng ông Công ông Táo năm 2024 gồm:

  • Nếu cúng ngày 21 tháng Chạp, thì bạn nên cúng vào giờ Mão (5 – 7h), giờ Ngọ (11 – 13h), giờ Thân (15 – 17h), giờ Dậu (17 – 19h). Theo quan niệm thì đây là những khung giờ tốt, trong đó giờ Ngọ là giờ Tốc Hỷ, là khung giờ tốt nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 21 tháng Chạp. Người xưa quan niệm nếu cùng vào khung giờ này giúp gia đình gặp nhiều may mắn, niềm vui, hóa giải bệnh tật và xui xẻo cho các thành viên trong gia đình.

  • Nếu cúng ngày 23 tháng Chạp, bạn nên cúng vào giờ Thìn (7 – 9h) và giờ Tị (9 – 11h). Thì giờ Thìn cũng chính là giờ Tốc Hỷ, đây được xem là thời điểm thích hợp nhất và mang lại nhiều may mắn cho gia đình.

  • Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (11 – 13h) được xem là khung giờ tốt để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Khung giờ này người xưa quan niệm là thời điểm mà các Thần Bếp quy tụ cùng về trời nên rất linh thiêng, thích hợp để đưa ông Táo về trời và tốt nhất nên cúng trước 12h trưa.

5. Văn cúng ông Công, ông Táo

Theo sách nhà xuất bản Văn hóa thông tin, văn khấn đưa ông Táo về trời theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam là:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại: …………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Văn cúng ông Công, ông Táo

Văn cúng ông Công, ông Táo

6. Điều kiêng kỵ khi cúng ông Công, ông Táo

Dưới đây là một số điều kiêng kị trong ngày đưa ông Táo về trời bạn cần biết:

  • Trước khi đọc văn khấn người chủ của gia đình cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự, điều này để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.

  • Đọc văn khấn phải đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc to, rõ ràng, rành mạch.

  • Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà tốt hơn là chỉ xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

  • Không cúng sau 12 giờ ngày 23.

  • Không nên đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp như nhiều người thường bảo nhau

  • Không thả cá chép từ trên cao xuống, cần thả từ từ và không thả cùng bao nilon để bảo vệ môi trường

7. Một số câu hỏi liên quan về ông Công, ông Táo

7.1. Có cúng rước ông Táo không?

Theo phong tục dân gian xưa thì thường ngày 30 tháng Chạp, mọi gia đình sẽ cúng rước ông Táo về nhà, những năm không có ngày 30 thì sẽ cúng vào ngày 29 tháng Chạp. Tuy nhiên, tại một số vùng miền như một vài tỉnh miền Trung thì mọi người lại thường làm lễ rước vào mùng 7 tháng Giêng cùng lễ tạ năm mới.

Cúng rước ông Táo sẽ được mọi người thực hiện từ 23h00 – 23h45 đêm giao thừa, lễ vật cúng rước ông Táo cũng được chuẩn bị tương tự lễ vật cúng ông Táo ngày 23.

Có cúng rước ông Táo không

Có cúng rước ông Táo không

7.2. Nên đặt bàn thờ ông Táo ở đâu?

Ngoài vị trí bàn thờ tổ tiên thì bàn thờ ông Công ông Táo cũng rất quan trọng. Bàn thờ ông Táo sẽ được đặt ở chính giữa tủ bếp, ở nơi cao ráo, sạch sẽ trong bếp. Hướng đặt bàn thờ ông Táo nên là hướng Nam. Không nên đặt ở nơi quá thấp hoặc quá cao sẽ gây khó khăn cho việc thắp hương và ẩm thấp.

Nên đặt bàn thờ ông Táo ở đâu?

Nên đặt bàn thờ ông Táo ở đâu?

7.3. Nên thả bao nhiêu con cá chép là đủ?

Nghi thức cúng đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp có thể cúng 1 con cá chép hoặc cặp 3 con cá chép. Tùy vào mỗi gia đình muốn cúng bao nhiêu.

7.5. Sự tích ông Công, ông Táo 

Câu chuyện Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ địa, Thổ kỳ của Trung Hoa nhưng được dân gian Việt Nam lưu truyền thành sự tích “2 ông 1 bà” – Thần Đất, Thần Nhà, Thần Bếp và người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

Theo dân gian kể lại, ngày xa xưa có một đôi vợ chồng, người vợ là Thị Nhi, người chồng là Trọng Cao, sống với nhau mặn nồng, tình cảm tha thiết. Thế nhưng vào một hôm vì nóng giận, Trọng Cao làm Thị Nhi uất ức mà bỏ đi. Thị Nhi đã đi lang thang đến một ngôi làng nọ gặp Phạm Lang, hai người phải lòng nhau và kết duyên vợ chồng.

Sự tích ông Công, ông Táo 

Sự tích ông Công, ông Táo 

Về sau khi Trọng Cao đã nguôi giận vì quá thương nhớ Thị Nhi nên đã bỏ xứ đi tìm vợ về. Trọng Cao đi từ xứ này đến xứ khác, đến khi trong người chẳng còn gì để ăn mà vẫn không tìm thấy vợ, Trọng Cao lâm vào cảnh ăn xin để sống qua ngày.

Một ngày nọ trong lúc xin ăn vào ngày 23 tháng Chạp, Trọng Cao vô tình gặp Thị Nhi đang đốt giấy tiền vàng bạc trước hiên nhà. Nhận ra chồng mình vì thương xót nên Thị Nhi nên đã mang gạo ra giúp đỡ. Phạm Lang trông thấy và tỏ lòng nghi ngờ Thị Nhi. Thị Nhi đã lấy lòng xấu hổ và nhảy vào đống lửa tự vẫn. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa nên cũng lao vào lửa mà chết theo. Cuối cùng, Phạm lang cũng vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.

Ngọc Hoàng trông thấy câu chuyện xót thương cho mối tình của 3 người bèn phong cho cả 3 thành Táo Quân giúp Ngọc Hoàng trông coi việc bếp núc, đất đai, chợ búa của nhân gian và lên trời bẩm báo Ngọc Hoàng từ 23 tháng Chạp hàng năm.

Từ đó về sau, mọi người dân Việt cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt lại cúng đưa tiễn ông Táo về trời để bẩm báo việc nhân gian cho Ngọc Hoàng.

Cúng ông Công ông Táo là phong tục của người Việt không thể thiếu vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm với mong muốn Táo quân lên thiên đình sẽ trình báo những điều tốt đẹp nhất đến Ngọc Hoàng để ban phước lành cho gia đình.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên đây, mọi người sẽ có được sự tìm hiểu bổ ích cho ngày 23 tháng Chạp cùng bài cúng đưa ông Táo về trời trong ngày này. Đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật những thông tin hữu ích cùng xu hướng thời trang mới nhất nhé.

Coolmate – Website mua sắm an tâm 100% dành cho nam giới

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

3######ĐÚNG1######coolmate.me Top1Fashion Top1Vietnam
[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

Top1Vietnam - Top1Index - Top1List - Top1Brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart