Free Shipping on orders over US$39.99 How to make these links

Nghiện Game là có thật? – Top1Game

Nghiện Game là có thật? – Top1Game

Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, mỗi ngày có tới hàng trăm bệnh nhân tới viện để khám và điều trị các bệnh lý liên quan tới sức khỏe tâm thần: mất ngủ, rối loạn trí nhớ, tâm thần phân liệt, trầm cảm… mà nguyên nhân là do nghiện game. Hiện các trường hợp nghiện Game Online đang được áp dụng phác đồ điều trị giống với điều trị rối loạn hành vi ở độ tuổi thanh, thiếu niên do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế quy định.

Hiện nay vẫn tồn tại nhiều thắc mắc “Liệu nghiện Game có được coi là 1 chứng nghiện hay không?”, từ việc định nghĩa chứng nghiện, điều gì đủ để coi là hành vi nghiện, cho đến phân tích những người không thể ngừng chơi game và cách các nhà tâm lý học xác định để trả lời cho câu hỏi này.

1. Chơi nhiều mới là nghiện?

Việc hành vi chơi game thông thường có được coi là nghiện hay không phụ thuộc vào định nghĩa và cách lý giải của định nghĩa “Nghiện”. Ở thời đại công nghệ, việc “sống chung” với điện thoại, máy tính là điều không thể tránh khỏi và nguy cơ trẻ và người lớn nghiện game cũng từ đó tăng lên.

Các nhà nghiên cứu cân nhắc việc xếp loại chơi game vô độ như 1 chứng nghiện bằng việc chỉ ra sự tương đồng giữa game điện tử và chất kích thích. Cả hai đều hoạt động ở phần não tỏa ra khoái cảm. Chất kích thích có tác động mạnh mẽ tới sóng não. Game điện tử thì nhẹ nhàng hơn. Song cả hai đều tuân theo quy luật “chơi, chơi nữa, chơi mãi”.

                    

2. Ba dấu hiệu nghiện game điển hình ở một người gồm:

  • Khó kiểm soát mức độ chơi game (như tần suất, cường độ, thời gian, bối cảnh); hoặc thậm chí mất kiểm soát với việc chơi game. Ví dụ trẻ không thể thoát ra được cám dỗ chơi game, khi nào thì dừng lại, “ám thị” bởi những tình huống, trận chiến, vật phẩm trong game

  • Ưu tiên chơi game hơn các hoạt động thường ngày khác. Trò chơi điện tử được ưu tiên hơn các lợi ích cuộc sống và hoạt động khác, và có xu hướng trì hoãn những việc cấp bách như hạn chót làm bài tập, ôn thi,…

  • Tiếp tục chơi ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực đến công việc, các mối quan hệ,…

3. Nghiện Game chính thức là một chứng nghiện

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định “rối loạn chơi game” nằm trong danh sách bệnh lý tâm thần, và chính thức bổ sung Chứng nghiện Game vào các hành vi gây nghiện thuộc ICD 11 – phân loại thống kê quốc tế về các loại bệnh. Với các hoạt động giải trí khác, ví dụ như đọc sách hoặc chạy bộ, tại sao lại không được quan tâm như việc nghiện game? Dựa trên bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại, và những trường hợp nghiện game, thường bị ảnh hưởng bởi vấn đề đạo đức ảo trong trò chơi điện tử và khiến vấn đề này trầm trọng hơn. Thực chất, thói quen chơi game không dự đoán được vấn đề sức khỏe tâm thần sau này, mà thường là triệu chứng của vấn đề tâm thần thay vì nguyên nhân.

Tuy nhiên, còn nhiều sự bất đồng ý kiến về mức độ nghiêm trọng: Chơi game được chuyển từ “thích” sang “nghiện từ khi nào? Khi các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất 12 tháng. Thay vì đánh giá nghiện game dựa trên số giờ chơi, ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống của 1 con người mới chính là đặc trưng của cơn nghiện, và nếu nó làm nguy hại cho những mối quan hệ, việc học hoặc kiếm sống của 1 người, chơi game đã đi quá giới hạn của việc giải trí thông thường.

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

TOP1 - Top1Vietnam.vn - No1Vietnam.vn - Top1List - Top1Index - Top1BrandVietnam.vn - Top1 Phát Triển Thương Hiệu
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart