Free Shipping on orders over US$39.99 How to make these links

Top 16 món ăn dặm giàu dinh dưỡng nhất cho bé – Top1Kids

Top 16 món ăn dặm giàu dinh dưỡng nhất cho bé

Contents

Nguyên tắc chọn thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm

Giai đoạn 6 tháng bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên lúc này hệ tiêu hóa của con chưa thực sự hoàn thiện để sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn. Do đó khi mới bắt đầu mẹ chỉ nên cho bé làm quen. Mỗi ngày chỉ cần sử dụng 1 bữa, sau đó tăng dần. Việc lựa chọn thực phẩm giàu kẽm cho bé cũng nên ưu tiên tính lành mạnh và cách chế biến an toàn nhằm đảm bảo dạ dày không bị kích ứng. Cụ thể khi xây dựng thực đơn giàu kẽm cho bé ăn dặm mẹ nên lưu ý các nguyên tắc sau:

Top 16 món ăn dặm giàu dinh dưỡng nhất cho bé
Chọn thực phẩm giàu kẽm cho bé mẹ cần lưu ý nguyên tắc gì?
  • Ăn từ ngọt đến mặt: Khi mới ăn dặm, mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu kẽm có vị ngọt thành gần giống với sữa mẹ. Tốt nhất là nên nghiền mịn và trộn đều với sữa trong lần sử dụng đầu tiên để bé dễ thích nghi. Sau đó mới chuyển sang các loại rau, thịt, cá. Mẹ không nên sử dụng muối hay bột ngọt vào thức ăn của bé. Vì điều này có thể gây tổn thương đến thận.
  • Chế độ ăn đầy đủ: Khi chọn thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm mẹ nên chú ý đảm bảo 4 nhóm thiết yếu gồm: Tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và vitamin.
  • Đa dạng thực phẩm: Bổ sung kẽm cho bé ăn dặm cũng cần chú ý đến sự đa dạng thực phẩm. Không nên tập trung quá mức vào một món ăn, khiến bé nhàm chán và không còn hứng thú.
  • Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc: Để bé làm quen với chế độ ăn dặm, đầu tiên mẹ nên bắt đầu với chế độ ít và loãng. Sau đó tăng dần lượng thức ăn và độ đặc của thực phẩm.

Các thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm

Có rất nhiều thức ăn giàu kẽm thích hợp cho trẻ ăn dặm. Dưới đây là 16 gợi ý được tổng hợp từ những chuyên gia hàng đầu.

1. Hàu

Đứng đầu danh sách những thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm là hàu. Trong 6 con hàu sống chứa 30mg kẽm và một lượng lớn protein cùng axit béo omega-3. Cách tốt nhất để bé hấp thụ kẽm là nấu cháo từ thịt hàu hoặc nướng phô mai.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, vì chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên hàu chỉ thích hợp cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra khi nấu hàu mẹ cũng nên tăng cường các loại rau xanh có tính mát để bé hấp thụ và chuyển hóa dễ dàng. Có thể nấu cháo hàu với nấm, hạt sen, đậu xanh,…

2. Thịt bò

Cứ 93g thịt bò sẽ chứa 7mg kẽm, tương đương với khoảng hơn 100% nhu cầu kẽm của trẻ trên 7 tháng tuổi. Vì vậy đây là nguồn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dồi dào cho bé. Mẹ có thể tận dụng để hầm, nấu cháo, xào với hành tây. Nên cho bé ăn 1 tuần 1 lần để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Với trẻ ăn dặm việc sơ chế thịt bò cần hết sức lưu ý để tránh bị dai, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Theo đó, mẹ nên lựa chọn phần thịt thăn, hạn chế bắp, vai. Trước khi thái nên đặt lên thớt vài phút để thịt có thời gian tích nước.

3. Ngũ cốc

Ngũ cốc là thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm mà mẹ không nên bỏ qua. Trung bình cứ 100g ngũ cốc sẽ cho khoảng 52mg kẽm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ không nên quá lạm dụng thực phẩm này.

Loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao là ngũ cốc 100% nguyên hạt, không chất béo, ít đường. Do đó khi chọn mua mẹ nên hạn chế những thương hiệu có thành phần bột mì hay các loại dầu hydro trên bao bì. Ngoài ngũ cốc, bữa ăn hàng ngày của bé còn cần phải đảm bảo thực phẩm giàu đạm, chất béo, vitamin,…

4. Cua giàu kẽm

Trung bình cứ 1 con cua biển xanh sẽ cho khoảng 4.7mg kẽm. Ngoài ra thực phẩm này cũng giàu protein, vitamin, magie, giúp tim mạch và cơ bắp của bé hoạt động tốt. Để bé hấp thụ tốt kẽm mẹ có thể xay thịt cua nấu cháo hoặc làm nhân bánh sandwich.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn với trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên mẹ mới nên cho bé sử dụng thực phẩm này. Đây là thời hệ tiêu hóa đã hoàn thiện, đủ khả năng để xử lý các chất dinh dưỡng trong cua. Theo đó mẹ có thể xay thịt cua nấu cháo hoặc làm nhân bánh sandwich đều được.

Cua là món ăn giàu dinh dưỡng của trẻ
Cua là món ăn giàu dinh dưỡng của trẻ

5. Nấm

Nấm cũng là thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm. Cứ 100g nấm sẽ cho khoảng 1,4mg kẽm và nhiều vitamin có lợi. Do đó mẹ nên tận dụng thực phẩm này để nấu cháo, xào cùng rau,…

Dù vẫn chưa có bất cứ khuyến cáo nào của tổ chức y tế về việc trẻ nhỏ không được ăn nấm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn giai đoạn 10-12 tháng tuổi mẹ mới nên đưa thực phẩm này vào chế độ ăn dặm của con.

6. Tôm hùm

Lượng kẽm trong 100g tôm hùm là 3.4mg. Ngoài ra thực phẩm này còn cung cấp tới 20% lượng vitamin B12, 32% lượng protein và 8% lượng canxi cần thiết cho bé. Do đó, mẹ có thể sử dụng thịt tôm luộc để làm salad hoặc sốt me đều rất hấp dẫn.

Dù chứa một lượng lớn kẽm nhưng khi sử dụng tôm các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý không cho bé ăn hải sản kết hợp với trái cây. Sự kết hơn này không những làm giảm khả năng hấp thụ protein và canxi của cơ thể. Mà còn khiến lượng tanin trong trái cây khi kết hợp với protein tạo ra canxi không hòa tan, gây kích ứng hệ tiêu hóa.  Trẻ có thể bị buồn nôn, đau bụng,…

7. Yến mạch

Trung bình 156g yến mạch sẽ cho khoảng 6,2mg kẽm, chiếm 41% nhu cầu thực tế mỗi ngày. Ngoài ra chúng còn chứa một lượng lớn chất xơ, canxi, sắt, magie, photpho, các loại vitamin,…

Dù tốt cho sức khỏe nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ có thể cho bé ăn bao nhiêu cũng được, nhất là trong những tháng đầu mới ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện nếu ăn yến mạch hàng ngày trẻ không những nhanh chán mà còn bị đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng,… Một tuần mẹ chỉ nên cho trẻ ăn tối đa 3-4 lần yến mạch.

8. Mầm lúa mì

Tiếp nối danh sách những thực phẩm tự nhiên giàu kẽm là mầm lúa mì. Trung bình 100g thực phẩm này sẽ cho khoảng 17mg kẽm, tương đương với hơn 100% nhu cầu thực tế của các bé. Ngoài ra mầm lúa mì còn chứa rất nhiều khoáng chất thiết yếu như natri, kali, acid Folic, vitamin A, C..

Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, đây được coi là thực phẩm thích hợp cho các bé biếng ăn đang trong giai đoạn phát triển. Mẹ có thể trộn mầm lúa mì với ngũ cốc hoặc các món salad để bé có thể hấp thụ kẽm tốt hơn.

9. Các loại trái cây

Lựu, bơ, mâm xôi là những loại quả có lượng lớn kẽm mà mẹ nên sử dụng cho bé ăn dặm. Theo đó mẹ có thể làm salad trộn, nước ép, hoặc sinh tố cho bé yêu. Trung bình 100g lựu tươi chứa khoảng 0,35mg kẽm, 1 quả bơ chín chứa khoảng 1mg kẽm, 1 quả mâm xôi cho khoảng 0,52mg kẽm. Ngoài kẽm các loại quả này còn rất giàu vitamin A, C, E, các loại khoáng chất tốt cho sức khỏe.

10. Socola đen

100g socola đen sẽ cho khoảng 10mg kẽm. Tuy nhiên mẹ không nên quá lạm dụng thực phẩm này mà mỗi ngày chỉ nên cho bé sử dụng 1 thanh nhỏ. Tuyệt đối không cho bé dùng vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ. Ngoài ra việc ăn quá nhiều socola đen chứa đường có thể khiến bé bị gặp các vấn đề về răng lợi. Do đó khi lựa chọn mẹ nên ưu tiên các chế phẩm có lượng đường thấp hoặc trong giới hạn cho phép.

Bé rất thích socola đen
Bé rất thích socola đen

11. Thịt gà

Lượng kẽm trong 100g thịt gà là khoảng 2,4mg. Ngoài ra thực phẩm này cũng chứa một lượng lớn đạm, vitamin B6 và nhiều dưỡng chất khác. Mẹ có thể luộc và cho bé ăn không hoặc thử làm món gỏi gà để kích thích vị giác của bé.

Ngoài ra các món cháo từ thịt gà như thịt gà bí đỏ, thịt gà khoai lang, thịt gà cà rốt, thịt gà rau ngót,… cũng là những món ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho bé ăn dặm thiếu kẽm.  Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều, một tuần chỉ nên cho bé sử dụng từ 2-4 quả.

12. Quả hạnh nhân

30g hạnh nhân rang khô sẽ cho khoảng 0.9mg kẽm. Ngoài ra chúng còn chứa magie, omega 3, vitamin E và nhiều dưỡng chất dinh dưỡng quan trọng  khác.

Với các bé ăn dặm việc sử dụng trực tiếp hạnh nhân là điều hết sức khó khăn. Do đó mẹ có thể tham khảo các công thức chế biến hấp dẫn như: sinh tố hạnh nhân, cháo hạnh nhân, chè hạnh nhân, sữa hạnh nhân,… Đây đều là những món ăn dễ hấp thụ và chuyển hóa hiệu quả.

13. Hạt gai dầu

Theo các nghiên cứu khoa học, 100g hạt gai dầu sẽ cho khoảng 10mg kẽm. Bên cạnh đó loại hạt này còn cung cấp một lượng lớn vitamin E, giúp bảo vệ tế bào, chống oxy hóa và các acid amin giúp tăng cường miễn dịch. Đặc biệt hàm lượng protein trong hạt gai dầu là loại dễ hấp thụ và tiêu hóa, không gây đầy hơi, chướng bụng như các loại protein trong sữa thông thường.

Mẹ có thể dùng sữa hạt gai dầu để thêm vào cháo, nước ép hoặc sinh tố của bé. Lưu ý nhiệt độ cao sẽ phá hủy giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này. Do đó chỉ nên sử dụng sau khi thức ăn đã nấu chín.

14. Trứng gà

Nói đến các loại thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm không thể không nói đến trứng gà, nhất là lòng đỏ trứng. Trung bình cứ 100mg lòng đỏ trứng sẽ cho khoảng 2.5mg kẽm và các dưỡng chất như vitamin A, C, D,…

Các món ăn từ trứng mà mẹ có thể tham khảo cho bé như: Trứng kho, trứng luộc, trứng cuộn rau củ, trứng ốp la, cháo trứng,…

15. Phô mai Thụy sỹ

Lượng kẽm trong phô mai thụy sĩ cao hơn gấp nhiều lần so với các loại phô mai khác. Không chỉ thế thực phẩm này còn giàu canxi, protein. Trung bình cứ 30g phô mai Thụy Sĩ sẽ cho khoảng 1.2mg kẽm.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ không nên cho bé sử dụng phô mai vào buổi tối vì chúng có thể gây đầy bụng, chướng hơi , không tốt cho hệ tiêu hóa. Với các bé trên 1 tuổi mẹ có thể kẹp phô mai với bánh mì cho bé ăn. Tuy nhiên với ở độ tuổi dưới 9 tháng bé cần nghiền nhuyễn trước ăn.

16. Sườn lợn

Sườn lợn là món ăn yêu thích của bé. Cứ 100g sườn lợn sẽ cho khoảng 2,9mg kẽm. Bên cạnh đó thực phẩm này còn chứa một lượng lớn đạm và choline, tốt cho trí não và sự phát triển của bé. Mẹ có thể làm món sườn nướng hoặc sốt mẹ đều rất tuyệt vời.

Sườn lợn dễ chế biến thành các món ăn dặm 
Sườn lợn dễ chế biến thành các món ăn dặm

Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm giàu kẽm cho trẻ ăn dặm

Việc sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ ăn dặm cần lưu ý một vài điều sau:

  • Bên cạnh thực phẩm giàu kẽm, giai đoạn này mẹ vẫn nên duy trì sữa bột và sữa mẹ cho bé.
  • Lựa chọn các món ăn giàu kẽm và chất xơ để hệ tiêu hóa của bé dễ thích ứng.
  • Nên cho bé tập ăn dặm trái cây và rau củ cùng lúc.
  • Thức ăn giàu kẽm của bé nên được nấu chín và cắt nhỏ phù hợp với độ tuổi.
  • Ngoài thực phẩm giàu kẽm, mẹ cũng nên tăng cường cho bé sử dụng vitamin C để hấp thu tốt.
  • Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến bởi giai đoạn này bé rất dễ kích ứng.
  • Nếu việc sử dụng thực phẩm giàu kẽm không mang lại hiệu quả mẹ nên cho bé uống kẽm bổ sung.

Kẽm là vi chất quan trọng, cần bổ sung thường xuyên cho bé. Ngoài việc sử dụng thực phẩm chức năng hoặc sữa mẹ, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm ở trên.

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

TOP1 - Top1Vietnam.vn - No1Vietnam.vn - Top1List - Top1Index - Top1BrandVietnam.vn - Top1 Phát Triển Thương Hiệu
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart